Tuổi dậy thì là thời điểm cơ thể bắt đầu có những thay đổi mạnh mẽ về hormon, đánh dấu bước trưởng thành của bạn gái. Tuy nhiên, cũng chính điều kiện này lại là yếu tố thuận lợi cho bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở tuổi dậy thì phát sinh.

Viêm phụ khoa là chứng bệnh mà hầu như chị em nào cũng gặp phải ít nhất một lần trong đời. Viêm phụ khoa thông thường xảy ra ở những nữ giới độ tuổi trưởng thành, đã có quan hệ tình dục nên ít người cho rằng ở tuổi dậy thì, em gái lại bị viêm phụ khoa. Tuy nhiên hiện nay, viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới tuổi dậy thì ngày càng có xu hướng gia tăng do em gái không biết cách chăm sóc và vệ sinh vùng kín. Bệnh phụ khoa ở nữ giới còn gây ra khó khăn lớn hơn cho việc điều trị vì nữ giới mới dậy thì sẽ rất khó đặt thuốc vì sợ ảnh hưởng đến màng trinh.

 

{keywords}
Tuổi dậy thì có nhiều thay đổi về hormon có thể gặp các viêm nhiễm phụ khoa

 

Vì sao em gái mắc viêm phụ khoa?

Nguyên nhân chính khiến bạn gái dễ bị mắc bệnh viêm phụ khoa ở tuổi dậy thì là do lượng hormon trong cơ thể thay đổi khiến môi trường vùng kín phải trải qua những biến đổi, các cơ quan trong hệ thống sinh sản phát triển nhưng chưa hoàn thiện tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn, virut xâm nhập và gây bệnh.

Sự thay đổi của hormon trong cơ thể, thiếu hụt kiến thức về sức khỏe sinh sản và lơ là trong việc vệ sinh vùng kín khiến các bạn gái dễ dàng mắc các bệnh viêm phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm buồng trứng, viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung…

Khi bước vào tuổi dậy thì, nữ giới sẽ thấy xuất hiện dịch tiết âm đạo, hành kinh, vùng kín luôn ẩm ướt, kết hợp với việc mặc quần lót chật, mồ hôi nhiều sẽ khiến cho âm đạo dễ bị nấm và vi khuẩn xâm nhập vào gây bệnh.

Trong chu kỳ kinh nguyệt, nếu không chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ, không chủ động thay băng vệ sinh thường xuyên, từ đó vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào và gây bệnh. Đây chính là mầm mống của các bệnh phụ khoa nguy hiểm có cơ hội nảy sinh và phát triển.

Việc tự ý thụt rửa bằng các loại xà bông, dung dịch vệ sinh không đảm bảo hoặc tự ý mua thuốc về sử dụng mà không hỏi ý kiến của người lớn khiến cho môi trường bị biến đổi, từ đó dẫn đến bị viêm nhiễm.

Khi bị viêm phụ khoa, bạn gái cũng sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như tiết nhiều dịch âm đạo (có màu sắc xanh, vàng, nâu, xám), tính chất bất thường (đặc quánh, vón cục, sủi bọt) ra nhiều ở vùng kín, âm đạo có mùi hôi, ngứa âm đạo, thậm chí là âm đạo tấy đỏ, sưng đau, có mụn đỏ xuất hiện. Đau bụng dưới. Xuất huyết âm đạo khi không ngày kinh nguyệt. Cơ thể mệt mỏi. Tiểu khó, tiểu rát…

Điều trị bệnh cho bạn gái có khó?

Cũng như với người trưởng thành, việc điều trị viêm phụ khoa ở tuổi dậy thì cũng cần thăm khám và xác định đúng nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương pháp chữa trị hợp lý và hiệu quả nhất. Việc điều trị viêm nhiễm phụ khoa thường kết hợp cả thuốc uống và thuốc đặt tại chỗ. Tuy nhiên, viêm  phụ khoa ở độ tuổi dậy thì chỉ có cách điều trị duy nhất là dùng thuốc uống mà không đặt thuốc bởi việc đặt thuốc có thể gây tổn thương tới màng trinh, tác động lớn đến cuộc sống sau này của bạn gái. Điều này thường khiến thời gian điều trị lâu, hiệu quả chậm, dễ tái phát sau điều trị.

Như vậy, có thể thấy việc phát hiện nhanh chóng các triệu chứng và điều trị sớm là rất quan trọng, quyết định hiệu quả điều trị cũng như ngăn ngừa các biến chứng viêm nhiễm rộng hơn.

Cách phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa ở tuổi dậy thì

Bệnh phụ khoa ở tuổi dậy thì nếu không được quan tâm, chữa trị sớm có thể gây biến chứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Do đó, để phòng ngừa viêm phụ khoa, các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh nên chú ý chỉ dẫn con cái vệ sinh âm hộ hằng ngày, luôn giữ cho vùng kín khô ráo, thông thoáng, dùng khăn giấy lau khô sau mỗi lần đi vệ sinh. Chú ý không sử dụng khăn, vật lạ đưa vào trong để lau âm đạo, âm hộ. Tránh mặc quần chật, cần thay quần lót thường xuyên. Sử dụng băng vệ sinh đúng cách cũng làm giảm bớt nguy cơ viêm nhiễm âm đạo. Cụ thể, băng vệ sinh phải đảm bảo sạch, đủ thấm và thay băng sau 4 giờ sử dụng.

Các bé không nên dùng xà bông hay các chất tẩy rửa mạnh, chất kháng khuẩn để vệ sinh vùng kín. Khi có mụn mủ, viêm nang lông vùng kín, cần đi khám và điều trị, không tự ý làm vỡ mụn mủ. Ngoài ra, cần uống thuốc tẩy giun. Khi có dấu hiệu ngứa rát bộ phận sinh dục, sưng tấy hoặc tiểu rát…, các bé cần nói với cha mẹ để được đưa đi khám ngay. Nếu để nặng, việc điều trị sẽ khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, để lại hậu quả khó lường.

5 dấu hiệu bệnh phụ khoa nguy hiểm

5 dấu hiệu bệnh phụ khoa nguy hiểm

Có nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm nhưng các dấu hiệu bệnh lại rất mờ nhạt, vì vậy dễ gây nhầm lẫn với những bệnh thông thường nên chị em hay bỏ qua.

Những điều nên biết về khám sản phụ khoa nữ

Những điều nên biết về khám sản phụ khoa nữ

Rất nhiều chị em, đặc biệt là những người trẻ với tâm lý lo ngại đều băn khoăn, lo lắng không biết khám sản phụ khoa là khám những gì và lý do nên đi khám?

'Chuyên gia ú ớ' thổi bệnh phụ khoa lên trời để bán thuốc

'Chuyên gia ú ớ' thổi bệnh phụ khoa lên trời để bán thuốc

Không cần bằng cấp chuyên môn, chỉ cần biết chữ và ăn nói lưu loát là được tuyển vào làm nhân viên tư vấn sức khỏe sinh sản để bán ... dung dịch vệ sinh phụ nữ!

Những món ăn khiến trẻ ‘mang họa’ vì dậy thì sớm

Những món ăn khiến trẻ ‘mang họa’ vì dậy thì sớm

Một chế độ ăn thừa chất dinh dưỡng, thuốc bổ “nhai như kẹo” khiến trọng lượng cơ thể gia tăng nhanh chóng là một trong những thủ phạm gây dậy thì sớm ở trẻ.

Tiêm hormon 'ngừng lớn' để hãm dậy thì sớm: Nên hay không?

Tiêm hormon 'ngừng lớn' để hãm dậy thì sớm: Nên hay không?

Nhiều cha mẹ hoảng hốt khi thấy con có biểu hiện dậy thì sớm đã nghe các thông tin trên mạng rồi vội vã cho trẻ tiêm hormon để kìm hãm...

BS Song Nhi / SK&ĐS