{keywords}
 

Người dùng khi bấm nút chia sẻ bài báo đã xuất bản quá 90 ngày sẽ nhìn thấy cảnh báo muốn tiếp tục hay không. Ý tưởng của Facebook nhằm hỗ trợ những người có thể không để ý tới mức độ cũ hay mới của tin tức.

Theo John Hegeman, Phó Chủ tịch Feed & Stories tại Facebook, nghiên cứu nội bộ trong vài tháng qua cho thấy khung thời gian bài báo là yếu tố quan trọng quyết định một người đọc, tin tưởng hay chia sẻ cái gì. Các hãng tin cũng bày tỏ sự lo ngại khi nhiều tin cũ được chia sẻ trên mạng xã hội, có thể gây hiểu nhầm về một sự kiện đang diễn ra.

Trước đó, Facebook từng muốn giải quyết vấn đề này thông qua nút bấm năm 2018, hiển thị nhiều thông tin hơn về nhà xuất bản để xác minh độ tin cậy. Tính năng mới tiến xa hơn bằng cách giúp người dùng hiểu được bài báo được đăng khi nào.

Đây là nỗ lực của Facebook nhằm đối phó với thông tin sai sự thật lan truyền trên các nền tảng của mình. Ba năm trước, công ty thuê bên thứ ba để xác minh tin tức trên mạng xã hội và báo cáo nếu không đúng.

Facebook cho biết sẽ thử nghiệm các loại thông báo khác trong vài tháng tới. Chẳng hạn, hãng cân nhắc cửa sổ pop-up khi người dùng bấm vào liên kết về Covid-19. Chúng sẽ cung cấp chi tiết về nguồn tin và hướng người dùng đến Trung tâm thông tin Covid-19 của Facebook để đọc tin từ nguồn chính thống.

Du Lam (Theo Fortune)

Google trả tiền "nội dung chất lượng cao" cho các hãng tin địa phương

Google trả tiền "nội dung chất lượng cao" cho các hãng tin địa phương

Trước áp lực từ nhà quản lý, Google từ nay sẽ trả tiền cho một số hãng tin địa phương tại Đức và Australia để sử dụng nội dung của họ.