Thông báo của Facebook ngày 6/1 cho biết: "Chính sách này không áp dụng đối với các nội dung nhại lại hoặc châm biếm, hoặc các video đã được chỉnh sửa chỉ để cắt ngắn bớt hoặc thay đổi trật tự từ ngữ".
Mặc dù vậy, mạng xã hội này không nêu rõ họ xác định nội dung thế nào nhằm mục đích nhại lại hoặc châm biếm.
Quyết định trên là một trong những động thái nhằm hạn chế tình trạng tin giả trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới.
Facebook cũng cho biết loại bỏ thông tin sai lệch được thực hiện với các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) "trong đó lồng ghép, thay thế hoặc thêm thắt các nội dung vào một đoạn video, nhằm mục đích gia tăng độ tin cậy cho đoạn băng hình này".
Tháng 5/2019, Facebook đã từ chối xóa một video đăng tải trên mạng xã hội này liên quan Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi . Trong video này, bà Pelosi đang phát biểu với dáng vẻ chậm chạp và trông giống như một người đang say rượu.
Các nhà bình luận, bao gồm cả luật sư riêng của Tổng thống Donald Trump - ông Rudy Giuliani đã sử dụng đoạn video này để đặt câu hỏi về năng lực và trạng thái tinh thần của bà Pelosi.
Trên thực tế, đoạn video nêu trên ghi lại bài phát biểu của bà Pelosi tại một sự kiện của Trung tâm vì sự tiến bộ của Mỹ, song làm chậm thời gian thực tới 75% so với tốc độ ban đầu, đồng thời chỉnh sửa nhằm mục đích tạo cảm giác cho người xem rằng Chủ tịch Hạ viện Mỹ ốm yếu khi phát biểu.
Theo Bnews
Cảnh sát mất dấu khủng bố vì bị Facebook cản đường
The Wall Street Journal vừa tiết lộ câu chuyện liên quan tới nỗ lực bắt giữ khủng bố không thành của một quốc gia Tây Âu giấu tên.