Theo bà Dawley, chính điều này là nguyên nhân khiến Christopher tự tử vào năm 2015, khi mới chỉ 17 tuổi.
"Cả hai nền tảng này đều đã và đang nhận thức được tính chất gây nghiện trong các sản phẩm của họ, nhưng lại không thể bảo vệ trẻ vị thành niên chỉ vì mục đích tăng tương tác và doanh thu", đơn kiện cho biết.
Trong đơn kiện, Dawley cũng cho biết rằng con trai của bà đã có những biểu hiện của chứng nghiện sử dụng Facebook, Instagram và Snapchat nghiêm trọng vào năm 2014. Cậu bé dành nhiều giờ trong cả ngày và đêm "đắm chìm" với chiếc điện thoại.
Bà Dawley nói rằng cậu bị ám ảnh bởi hình tượng cơ thể của mình và thường xuyên sử dụng Instagram đến hơn 3 giờ sáng. Đơn kiện còn cho biết chị gái của Christopher đã phát hiện ra thi thể của em trai mình vào tháng 1/2015, trong khi cậu vẫn ôm chặt chiếc điện thoại thông minh.
"Các nền tảng mạng xã hội này đều có những tính năng gây nghiện đối với người dùng, đặc biệt là trẻ vị thành viên. Ví dụ, Snapchat tạo ra phần thưởng và danh hiệu cho người dùng, khiến thanh thiếu niên sử dụng nó một cách quá mức và gây ra sự nguy hiểm", đơn kiện cáo buộc.
Phát ngôn viên của Snapchat cho biết công ty không thể đưa ra bất cứ bình luận gì khi vụ kiện đang diễn ra.
"Trái tim của chúng tôi hướng về gia đình có người thân yêu tự tử. Chúng tôi xây dựng Snapchat khác với các nền tảng truyền thông xã hội truyền thống, để trở thành một nơi mà mọi người có thể kết nối với bạn bè, mang lại nhiều giá trị về tinh thần. Không có gì quan trọng hơn sự an toàn và hạnh phúc của cộng đồng. Chúng tôi sẽ không ngừng triển khai các giải pháp bổ sung để hỗ trợ người dùng", phát ngôn viên của Snapchat chia sẻ.
Trong khi đó, Meta không đưa ra bất cứ bình luận nào về sự việc trên.
(Theo Dân Trí)
Nỗ lực xóa bỏ các clip tự tử
Nhiều nước có quy định cấm lan truyền, chia sẻ hình ảnh những vụ tự sát. Các nền tảng mạng xã hội có thể chịu trách nhiệm pháp lý nếu xử lý chậm trễ.