Đã 30 năm, cựu binh Trần Thiên Phụng vẫn nhớ như thời khắc máu đổ trên đảo Gạc Ma chiều 14 tháng 3 năm 1988, khiến 64 đồng đội của ông mãi mãi nằm lại, còn ông và một số người khác bị Trung Quốc bắt làm tù binh.

Chiều tối ngày 12/3/2018, 30 năm sau ngày xảy ra vụ thảm sát tại đảo Gạc Ma, đứng trên bãi bồi hướng ra biển, cựu binh Trần Thiên Phụng (55 tuổi, trú tại khối phố 6, phường 2, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) lầm rầm trò chuyện với đồng đội: “Vậy là đã 30 năm rồi Đông ạ”. Biển Cẩm Nhượng chiều tối tháng 3 gió thổi mạnh và rất lạnh, những ngọn nến hoa đăng được thả xuống được gió đẩy xa ra lấp lánh tưởng nhớ về những người anh hùng đã ngã xuống, hy sinh khi giữ đảo.

Ông Phụng là một nhân chứng sống, người trực tiếp chứng kiến cuộc thảm sát tại đảo Gạc Ma năm 1988. 64 đồng đội của ông đã ngã xuống dưới làm mưa đạn của quân xâm lược, còn ông và 8 chiến sĩ khác bị Trung Quốc bắt giữ và giam cầm suốt 4 năm sau đó. Những hồi ức đau thương ấy, không bao giờ ông có thể quên.

{keywords}
Chuẩn bị thả hoa đăng tưởng niệm các liệt sỹ hi sinh tại đảo Gạc Ma ngày 14 tháng 3 năm 1988.

Chiều ngày 11/3/1988, nhận được lệnh từ cấp trên, ông cùng Trung đoàn và các đơn vị khác đi tàu hiệu HQ 604 từ cảng Cam Ranh tiến về đảo Gạc Ma.

“Tôi và người bạn thân Hoàng Ánh Đông, người cùng học cấp 3, cùng nhập ngũ và được điều về cùng một đơn vị đã nhận lệnh lên đường ra đảo. Đêm trước đó chúng tôi còn cùng nhau trò chuyện. Không ngờ rằng đó là đêm cuối cùng chúng tôi nói chuyện với nhau” – ông Phụng nghẹn ngào kể.

{keywords}
 Biển Cẩm Nhượng chiều ngày 12 tháng 3 năm 2018, chuẩn bị thả hoa đăng tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh khi làm nhiệm vụ tại đảo Gạc Ma 30 năm trước.

Trong hải trình  từ cảng Cam Ranh ra đảo Gạc Ma, tôi và người bạn thân đã nhắn gửi lẫn nhau: “Chuyến đi này nguy hiểm, tau chết thì mi báo cho gia đình tau, còn nếu mi chết thì tao sẽ báo cho gia đình mi”.

Sau 2 ngày lênh đênh trên biển, ngày 13/3 thì tàu HQ 604 đến nơi. Chiều 14/3, quân Trung Quốc bất ngờ nã pháo về phía đảo khiến đồng đội của ông ngã xuống, trong đó có người bạn rất thân.

{keywords}
30 năm đã qua ký ức vẫn in trong đầu óc của ông Trần Thiên Phụng và những người may mắn được trở về là hình ảnh đồng đội, hình ảnh người bạn thân đã nằm lại dưới làn đạn của quân xâm lược.

Còn ông bị thương rất nặng ở cánh tay, trôi dạt nhiều giờ đồng hồ trên biển, sau đó ông bị quân Trung Quốc bắt làm tù binh.

“Anh Đông đã anh dũng hi sinh khi bảo vệ đảo, còn tôi thì bị Trung Quốc bắt nên không ai báo tin cho gia đình được” – ông Phụng đau xót kể.

Ông Phụng và những người khác bị quân Trung Quốc đưa về một nhà tù tại tỉnh Quảng Đông và bị giam cầm ở đó suốt 4 năm.

{keywords}
 Biển Cẩm Nhượng chiều tối tháng 3 gió thổi mạnh và rất lạnh, những ngọn nến hoa đăng được thả xuống được gió đẩy xa ra lấp lánh tưởng nhớ về những người anh hùng đã ngã xuống, hy sinh khi giữ đảo.

“Trong trại giam nỗi nhớ gia đình, đồng đội da diết, mỗi đêm chợp mắt hình ảnh các đồng đội đã hi sinh lại hiện về khiến tôi không thể chợp mắt. Mọi tâm sự tôi đều viết vào cuốn nhật ký nhỏ để làm kỉ niệm” – ông Phụng nói.

Ở trại giam được một thời gian, ông Phụng cùng những tù binh khác được một tổ chức hội chữ thập đỏ quốc tế giúp đỡ nên viết thư gửi về được cho gia đình, lúc đó gia đình mới biết ông Phụng còn sống.

Đến năm 1999, ông Phụng được phía Trung Quốc trả tự do tại cửa khẩu Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn).

30 năm đã qua ký ức vẫn in trong đầu óc của ông Trần Thiên Phụng và những người may mắn được trở về là hình ảnh đồng đội, hình ảnh người bạn thân đã nằm lại dưới làn đạn của quân xâm lược.

Lê Minh

Gạc Ma 1988: Công bằng là để cùng tiến bộ

Gạc Ma 1988: Công bằng là để cùng tiến bộ

Thiếu úy Trần Văn Phương trước khi bị bắn đã hô: "Thà hi sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân".

Gạc Ma 1988: Trường Sa, bài học lịch sử bằng máu

Gạc Ma 1988: Trường Sa, bài học lịch sử bằng máu

Sự kiện thảm sát Gạc Ma đã diễn ra 30 năm trước, nhưng bài học kinh nghiệm luôn cần được đặt ra mổ xẻ để bánh xe lịch sử không lặp lại.     

Gạc Ma 1988: Những cuộc chia tay, những ngày giam cầm

Gạc Ma 1988: Những cuộc chia tay, những ngày giam cầm

Trong sự kiện Gạc Ma 1988, còn biết bao câu chuyện về những hi sinh, mất mát của những người lính mà chúng ta không được phép lãng quên.

“Chúng ta không quên xương máu những người ngã xuống bảo vệ Gạc Ma”

“Chúng ta không quên xương máu những người ngã xuống bảo vệ Gạc Ma”

“Ngày 14/3/1988. Hải quân TQ đã thảm sát các chiến sĩ công binh Việt Nam. Chúng ta không quên công lao, xương máu của những người đã ngã xuống”.

Gạc Ma 1988: Bất tử trên đảo

Gạc Ma 1988: Bất tử trên đảo

Trong ký ức của anh Lê Thanh Miễn và Lê Văn Dũng, thuộc nhóm chiến sĩ chiến đấu trên đảo Gạc Ma, trận chiến dường như mới xảy ra hôm qua.

Gạc Ma 1988

Gạc Ma 1988

Gần 30 năm sau cuộc tấn công của Trung Quốc vào Gạc Ma, đất nước vẫn chưa bao giờ nguôi yên trước những con sóng dữ luôn rập rình đe doạ chủ quyền biển đảo.