Năm học mới đã bắt đầu được một tuần, thế nhưng ngược lại với tâm trạng phấn khởi thì ông Hoàng - sống tại khu Cổ Lầu, thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc lại đang rất sốt ruột. Ông có một cậu con trai tên là Hoàng Mạnh, kể từ sau năm ngoái, khi học xong cấp 1, cậu bé đã nghỉ học ở nhà chơi game đã gần một năm nay nhưng vẫn chưa có ý định đi học lại.
|
"Đáng lẽ năm nay nó sẽ lên lớp 7. Nhưng năm lớp 6 vừa rồi nó cũng không chịu đi học, nghỉ học một năm để ở nhà chơi game. Sáng ngày nào nó cũng chạy đến thư viện của một trường đại học gần nhà để sài ké Wi-Fi . Nó lập ra hội 'những người thích chơi game' và làm nhóm trưởng của hội đó. Vì nhà không có mạng nên nó đến trạm xe, trên tay cầm một cái bảng, viết là nếu người nào chịu cung cấp địa điểm truy cập internet thì nó sẽ giúp người nó nâng cấp game. Ấy vậy mà cũng có người gọi điện để liên lạc", ông Hoàng kể với giọng điệu bất lực.
Ông Hoàng nhớ lại một lần trước đây con trai ông có đánh nhau với một học sinh lớp 5. Ông bị nhà trường gọi lên và nói rằng con trai ông đã đánh người. Khi đó, không để con trai giải thích, ông đã la mắng cậu bé thậm tệ. Sau sự việc đó, 10 ngày liên tục Hoàng Mạnh đã không đến lớp học. Đó là đầu tiên cậu bé bỏ học. Bố của cậu cho rằng có thể chính việc đó đã tạo áp lực cho con trai mình suốt một thời gian dài. Sau khi học xong lớp 5, cậu nhất quyết không chịu học lên lớp 6 và dành cả năm ở nhà chỉ để chơi game.
Tháng 9 năm ngoái, Hoàng Mạnh đã lớn tiếng cãi nhau với bố mẹ, sau đó phải nhận một trận đòn nhừ tử. Sau sự việc này, cậu không chịu nói chuyện với bố mẹ, thậm chí không chịu bước xuống lầu, suốt ngày đóng cửa phòng chơi game, không cho một ai bước vào phòng của mình. Mỗi ngày 3 bữa, người nhà đều đặt cơm trước cửa phòng. Suốt 8 tháng, game thủ này không chịu ra khỏi nhà, bố mẹ cậu tỏ ra vô cùng lo lắng nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của cậu. Vì vậy mà họ đã cưỡng chế và đưa con trai đến bệnh viện, khoa thần kinh để kiểm tra. Tuy nhiên, bác sĩ nói rằng tâm lý của cậu bé hoàn toàn bình thường, không có vấn đề gì phải lo ngại.
|
Phóng viên của một tờ báo địa phương đã đến nhà và tiến hành một cuộc phỏng vấn nhỏ. Theo lời thuật lại, trước mắt họ chỉ là một cậu nhóc 13 tuổi với mái tóc dài, mắt dán vào màn hình vi tính, tay không ngừng gõ bàn phím.
- Nghe nói em là game thủ có thâm niên, vậy hiện nay cấp bậc trong game là bao nhiêu?
- Em chơi game đã được hai năm, lúc đầu chỉ là chơi cho vui. Nhưng một năm gần mới thật sự yêu thích những trò game đấu trí cần vận dụng đầu óc. Em thích chơi trò "Đế Vương Trở Lại"’, đã chơi đến cấp 30. Thật ra chơi game vừa có thể giải trí cũng có thể kiếm được tiền, mỗi ngày kiếm được khoảng 80 tệ (khoảng 280 ngàn). Em chơi trò này được khoảng 2 tháng, đến tháng gần đây nhà bị cắt mạng, vì vậy mà thứ hạng cũng bị tụt xuống.
- Em nhất định phải đi theo con đường này sao?
- Con đường này là do bản thân em chọn, cho dù có gặp phải khó khăn cũng phải tiến về phía trước.
- Nhưng cha mẹ lại mong muốn em quay lại trường học, để tiếp tục con đường học còn dang dở của mình?
- Học không phải là con đường duy nhất đẫn đến thành công . Em còn trẻ, kinh nghiệm sống không nhiều, không có cách nào để chọn giữa học tập và chơi game cả. Cũng như ăn và ngủ là việc cần thiết của cuộc sống, cho dù không đi học, nhưng em có thể thông qua internet để làm phong phú thêm kinh nghiệm sống của bản thân.
- Vì bây giờ em còn trẻ nên còn ham chơi, nhưng sau khi trưởng thành em có nghĩ mình đủ khả năng để chăm lo cho gia đình con cái, cũng như phụng dưỡng ba mẹ mình hay không?
- Em không biết sau này có đủ khả năng đó hay không. Nhưng em sẽ luôn cố gắng và không hối hận với lựa chọn của mình.
- Em sắp xếp thời gian của mình như thế nào?
- Mỗi ngày em chơi game khoảng 8 tiếng, 4 tiếng để ngủ. Thời gian còn lại lên mạng đọc tin tức, xem phim.
- Mỗi ngày đi học cũng chỉ cần 5, 6 tiếng đồng hồ. Tại sao em lại không dành thời gian để đi học lại. Dù gì cũng không ảnh hưởng đến thời gian chơi game của em?
- … (Không trả lời mà cứ dán mắt vào máy tính chơi game).
theo gamethu