Sau khi phát hiện 52 cán bộ đảng viên ở huyện An Phú xài bằng tốt
nghiệp bổ túc THPT giả, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy An Giang lại tiếp tục phát hiện
thêm 44 trường hợp khác tại huyện Thoại Sơn cũng sử dụng bằng giả.
Ngày 13/6, các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh An Giang cho biết đã ký quyết định kỷ luật và đang xem xét kỷ luật về mặt Đảng, chính quyền đối với 96 cá nhân này. Hầu hết đây đếu là những cán bộ chủ chốt, lãnh đạo các xã, thị trấn.
Theo hồ sơ khai báo, tất cả các trường hợp trên đều đã thi tốt nghiệp tại các hội đồng như Vũng Tàu, Đồng Nai, TP.HCM, Kiên Giang… Tuy nhiên khi tiến hành xác minh, kiểm tra, những hội đồng trên không có thật.
Sau khi bị lật tẩy, một số cán bộ thừa nhận do thi tốt nghiệp hệ bổ túc THPT nhiều lần không đậu nên phải bỏ tiền ra để… chạy bằng. Số tiền mỗi người bỏ ra thường từ 3-5 triệu đồng.
Trước đó vào tháng 9/2010, ban Thường vụ Huyện ủy huyện Tịnh Biên (An Giang) cũng đã ra quyết định cách chức đối với 5 cán bộ, đảng viên xã Tân Lập vì sử dụng bằng cấp bất hợp pháp, trong đó có cả chủ tịch xã, phó công an xã, chủ tịch hội phụ nữ xã…
Vào tháng 8/2010, theo báo cáo của Phòng Khảo thí, Sở GD-ĐT Cần Thơ, đã có gần 200 cán bộ tại nhiều địa phương sử dụng bằng tốt nghiệp THPT bổ túc giả dưới danh nghĩa Sở GD-ĐT Cần Thơ cấp. Trong số đó có trên 100 trường hợp thuộc tỉnh Sóc Trăng, số còn lại thuộc các tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, TP.HCM…
Tại Long An, số cán bộ xã, thị trấn bị phát hiện dùng văn bằng, giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT bổ túc giả tính đến hết tháng 7/2010 đã lên đến con số trên 100.
Theo báo cáo của Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Long An, số văn bằng và giấy chứng nhận trên do Trường Cao đẳng nghề số 8 (Bộ Quốc phòng) cấp trong hai năm 2008 và 2009. Qua xác minh, tất cả đều không có tên trong danh sách lưu của nhà trường.
Luật sư Lưu Hỉ, Phó Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh An Giang trả lời trên Tuổi trẻ cho biết có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người sử dụng bằng giả. Áp theo Khoản 1, Điều 267 Bộ luật Hình sự. Mặt khác người mua đã biết rõ đó là phạm pháp nhưng vẫn thực hiện, nên đây là hành vi phạm pháp có ý thức.
Minh Đức (Tổng hợp)
TIN BÀI KHÁC
Bí ẩn pháo đài bất khả xâm phạm xứ Lạng
Nhiều thực phẩm lên giá vì Trung Quốc gom hàng
Chuyện ly kỳ về hồn ma của hoàng hậu Anne
Hoảng hồn đỉa dài 15cm chu du thanh quản
Tàu Dìn Ký: Mới chỉ khám nghiệm được một nửa
Bắt quả tang lò chế biến mỡ bẩn
Khóc cười chuyện teen làm... 'ông mai bà mối'
Thủy Tiên - Công Vinh trở lại thời mật ngọt
Nhiều thực phẩm lên giá vì Trung Quốc gom hàng
Chuyện ly kỳ về hồn ma của hoàng hậu Anne
Hoảng hồn đỉa dài 15cm chu du thanh quản
Tàu Dìn Ký: Mới chỉ khám nghiệm được một nửa
Bắt quả tang lò chế biến mỡ bẩn
Khóc cười chuyện teen làm... 'ông mai bà mối'
Thủy Tiên - Công Vinh trở lại thời mật ngọt
Ngày 13/6, các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh An Giang cho biết đã ký quyết định kỷ luật và đang xem xét kỷ luật về mặt Đảng, chính quyền đối với 96 cá nhân này. Hầu hết đây đếu là những cán bộ chủ chốt, lãnh đạo các xã, thị trấn.
Theo hồ sơ khai báo, tất cả các trường hợp trên đều đã thi tốt nghiệp tại các hội đồng như Vũng Tàu, Đồng Nai, TP.HCM, Kiên Giang… Tuy nhiên khi tiến hành xác minh, kiểm tra, những hội đồng trên không có thật.
Sau khi bị lật tẩy, một số cán bộ thừa nhận do thi tốt nghiệp hệ bổ túc THPT nhiều lần không đậu nên phải bỏ tiền ra để… chạy bằng. Số tiền mỗi người bỏ ra thường từ 3-5 triệu đồng.
Trước đó vào tháng 9/2010, ban Thường vụ Huyện ủy huyện Tịnh Biên (An Giang) cũng đã ra quyết định cách chức đối với 5 cán bộ, đảng viên xã Tân Lập vì sử dụng bằng cấp bất hợp pháp, trong đó có cả chủ tịch xã, phó công an xã, chủ tịch hội phụ nữ xã…
Vào tháng 8/2010, theo báo cáo của Phòng Khảo thí, Sở GD-ĐT Cần Thơ, đã có gần 200 cán bộ tại nhiều địa phương sử dụng bằng tốt nghiệp THPT bổ túc giả dưới danh nghĩa Sở GD-ĐT Cần Thơ cấp. Trong số đó có trên 100 trường hợp thuộc tỉnh Sóc Trăng, số còn lại thuộc các tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, TP.HCM…
Ảnh minh họa (Nguồn: Tuổi trẻ) |
Tại Long An, số cán bộ xã, thị trấn bị phát hiện dùng văn bằng, giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT bổ túc giả tính đến hết tháng 7/2010 đã lên đến con số trên 100.
Theo báo cáo của Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Long An, số văn bằng và giấy chứng nhận trên do Trường Cao đẳng nghề số 8 (Bộ Quốc phòng) cấp trong hai năm 2008 và 2009. Qua xác minh, tất cả đều không có tên trong danh sách lưu của nhà trường.
Luật sư Lưu Hỉ, Phó Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh An Giang trả lời trên Tuổi trẻ cho biết có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người sử dụng bằng giả. Áp theo Khoản 1, Điều 267 Bộ luật Hình sự. Mặt khác người mua đã biết rõ đó là phạm pháp nhưng vẫn thực hiện, nên đây là hành vi phạm pháp có ý thức.
Điều 267 BLHS: tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức 1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân thì bị phạt tiền từ 5-50 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 2-5 năm: a. Có tổ chức b. Phạm tội nhiều lần c. Gây hậu quả nghiêm trọng d. Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 4-7 năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5-50 triệu đồng. |
Minh Đức (Tổng hợp)