Nếu như bước nhảy từ GTX 980Ti lên GTX 1080Ti mang đến cho người dùng nhiều lợi ích tức thời từ hiệu năng xử lý đồ họa mạnh mẽ hơn khi sử dụng cùng một mức năng lượng. Các tính năng như NVIDIA Ansel, VR, NVIDIA G-Sync, HDR khi đó chỉ giống như những phép bổ trợ để khiến cho những nhân đồ họa Pascal trở nên "vi diệu" hơn chứ không ảnh hưởng quá lớn đến hiệu năng đồ họa cơ bản.
Còn với GeForce RTX thì đây lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Ray Tracing là công nghệ mới, nhưng không phải là một sự bổ trợ, mà là một nền móng mới cho mọi phép dựng hình từ nay trở về sau. Sau 10 năm nghiên cứu ròng rã, NVIDIA đã đặt được những bước chân đầu điến đến với 1 công nghệ dựng hình phức tạp nhưng cũng cho ra kết quả mỹ mãn. Tuy nhiên mọi tiềm năng với công nghệ mới này chỉ mới là điểm khởi đầu, chúng ta chưa hề biết sự phát triển của phần cứng còn giúp cho Ray Tracing đi xa được tới đâu, giới hạn là gì. Ray Tracing là một thứ còn rất lạ lẫm với nhiều nội dung số có mặt trong ngành giải trí phụ thuộc khá nhiều vào khả năng tính toán của máy móc.
GeForce RTX đã có thể đặt trước vào ngày hôm nay và chính thức lên kệ vào ngày 20/09 tới. Tuy nhiên những nội dung sử dụng Ray Tracing vẫn còn quá ít. Hiện mới chỉ có 3 tựa game lớn được công bố sử dụng công nghệ mới. Những nội dung số mới bao gồm cả game và phim có chứa yếu tố dựng hình bằng Ray Tracing dĩ nhiên sẽ tăng lên trong thời gian tới vấn đề lớn nhất chỉ là thời gian bao lâu mà thôi.
Còn nếu sử dụng công nghệ dựng hình cũ thì những chiếc GeForce RTX lại không thực sự khá khẩm hơn là bao bởi Nvidia vẫn đang dậm chân tại tiến trình 14nm, số lượng nhân CUDA và mức xung nhịp cũng chẳng có sự tăng trưởng đột phá.
Có thể sở hữu chiếc card đồ họa vô cùng tối tân trong tháng tới nhưng nếu bạn mua về chỉ để chơi game mượt hơn thì GeForce RTX có thể làm bạn cảm thấy đôi chút thất vọng. Nhưng nếu bạn là một người đang có ý định phát triển các nội dung số sử dụng Ray Tracing thì có phần họp lý hơn rất nhiều.
Theo GenK