Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp.
A. Chùa Trong
Đáp án chính xác là Chùa Trong. Chùa Trong không phải là một công trình nhân tạo mà là một động đá thiên nhiên. Ở lối xuống hang có cổng lớn, trán cổng ghi 4 chữ Hương Tích động môn. Qua cổng là con dốc dài, lối đi xây thành 120 bậc lát đá. Vách động có năm chữ Hán "Nam thiên đệ nhất động" khắc năm 1770. Ngoài ra, động còn có một số bia và thi văn tạc trên vách đá.
B. Chùa Cả
C. Chùa Thiên Trù
A. Là ngày khánh thành chùa
B. Vốn là ngày mở cửa rừng của người dân địa phương, hàm chứa ý nghĩa mới - mở cửa chùa
Đáp án: Ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm là ngày khai hội Chùa Hương. Ngày này vốn là ngày lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng) của địa phương. Sau này, nghi lễ "mở cửa rừng" hàm chứa ý nghĩa mới - mở cửa chùa.
A. Thiền tăng Đạo Nhẫn Chân Nhân, vốn trụ trì chùa Hương
B. Vua Lê Huy Tông
C. Chúa Trịnh Sâm
Đáp án chính xác là chúa Trịnh Sâm. Vách động Hương Tích có năm chữ Hán "Nam thiên đệ nhất động" khắc năm 1770, là bút tích của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm (1739-1782). Ngoài ra động còn có một số bia và thi văn tạc trên vách đá.
A. Bản gốc
B. Phiên bản
Đáp án là "phiên bản". Chùa Hương Tích ở Hà Nội thật ra chỉ là một "phiên bản" của chùa Hương Tích trên núi Hồng Lĩnh. Theo cuốn Hương Sơn thiên trù thiền phả, một vị hòa thượng được lệnh của chúa Trịnh (sau khi đi tuần thú) xác định địa điểm và cho xây dựng chùa Hương Tích ở Hà Nội từ đời Lê Huy Tông dưới niên hiệu Chính Hòa (1680 - 1704). Trong khi theo sách Hương Sơn báu quyển, chùa Hương ở Hà Tĩnh là một động cao và khuất, thường có mây mù bao phủ. Vậy vì sao lại có thêm một chùa Hương "phiên bản" ở phía Bắc? Câu trả lời là vào thời Lê - Trịnh, các vua Lê - chúa Trịnh phần lớn có quê ở xứ Thanh (xem Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái) nên các phi tần, mỹ nữ đa số được chọn tuyển ở miền Hoan Châu. Hằng năm các cung phi, cung nữ Thanh - Nghệ - Tĩnh thường trẩy hội chùa Hương trên núi Hồng Lĩnh vào ngày 18-2 âm lịch bằng đường thủy qua cửa Hội Thống (gần Cửa Lò bây giờ). Mỗi lần những "người đẹp" đi xa như vậy khiến chúa Trịnh rất phân vân, do đó chúa Trịnh mới gọi một vị hòa thượng xác định địa điểm ở miền rừng núi Hà Sơn Bình để xây chùa Hương Tích thứ hai mà thờ vọng để các "người đẹp" đi trẩy hội gần hơn (theo dẫn giải của ông Bùi Văn Nguyên, nguyên tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian VN). Như vậy nhờ "sáng kiến" của chúa Trịnh mà Việt Nam có hai chùa Hương Tích.
A. Tản Đà
B. Nguyễn Nhược Pháp
Đáp án chính xác là Nguyễn Nhược Pháp. Nguyễn Nhược Pháp sinh ngày 12/12/1914, quê làng Phượng Vũ – Phú Xuyên – Hà Tây. Năm 18 tuổi, ông bắt đầu sự nghiệp viết báo, làm thơ, truyện ngắn và kịch. Thi phẩm Chùa Hương của ông ra đời năm 1934, sau khi ông cùng bạn đi trẩy hội, gặp bà mẹ cùng cô gái độ tuổi trăng rằm vừa bước lên những bậc đá vừa niệm Phật. Vẻ đẹp thánh thiện mang nét chân quê của cô gái đã hớp hồn chàng thi sĩ. Đêm đó, Nguyễn Nhược Pháp không sao chợp mắt được. Hình ảnh cô gái chân quê đi chùa Hương khiến ông xúc động viết lên những vần thơ có sắc màu tươi vui, hình ảnh ngộ nghĩnh.
C. Trần Văn Khê
Phương Chi
Thử tài với 10 câu đố vui thông minh
Xin mời các bạn cùng thử tài với 10 câu đố vui sau nhé. Nếu trả lời đúng tất cả, bạn quả là người rất hài hước và thông minh.
Đây là bài kiểm tra IQ hóc búa, những người thông minh cũng khó lòng vượt qua
Để trả lời đúng những câu hỏi IQ này, bạn cần có vốn hiểu biết sâu rộng cùng khả năng tư duy logic.
Ngôi chùa nào sở hữu nhiều Xá lợi Phật nhất Việt Nam?
Chùa chiền ở Việt Nam còn là nơi lưu giữ những dấu tích đặc sắc về kiến trúc, văn hóa, lịch sử...