Giá vàng trong nước

Tới 14h30' ngày 1/7, giá vàng miếng trong nước được Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 49,550 triệu đồng/lượng (mua vào) và 49,700 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 49,370 triệu đồng/lượng (mua vào) và 49,770 triệu đồng/lượng (bán ra).

Tính tới 8h30 sáng 1/7, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 49,30 triệu đồng/lượng (mua vào) và 49,50 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 150 nghìn đồn ở chiều mua vào và tăng 200 nghìn đồng chiều bán ra so với cuối phiên liền trước.

Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 49,15 triệu đồng/lượng (mua vào) và 49,55 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 110 nghìn đồng chiều mua vào và tăng 140 nghìn đồng chiều bán ra so với cuối phiên giao dịch 30/6.

Giá vàng thế giới

Tới 8h30 sáng 1/7 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay ở mức 1.783 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 8 năm 2020 trên sàn Comex New York đứng ở mức 1.799 USD/ounce. 

Đêm 30/6 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay lên trên ngưỡng 1.773 USD/ounce. Vàng giao tháng 8 năm 2020 trên sàn Comex New York ở mức 1.783 USD/ounce.

Giá vàng hôm nay cao hơn 38,2% (490 USD/ounce) so với đầu năm 2019. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 50,3 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, cao hơn 900 nghìn đồng so với giá vàng trong nước.

Vàng thế giới treo quanh đỉnh cao 8 năm bất chấp áp lực chốt lời gia tăng sau khi mặt hàng này tăng vọt trong vài phiên gần đây. Vàng được dự báo sẽ tăng tiếp theo phân tích kỹ thuật.

Dòng tiền vẫn rập rình đổ vào vàng mỗi khi giá mặt hàng kim loại này giảm trở lại và đang rời xa những loại tài sản có độ rủi ro cao. Các thị trường chứng khoán thế giới biến động trái chiều trong phiên cuối tháng khi mà dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Mỹ.

Vàng vẫn treo cao còn do giới đầu tư lo ngại nền kinh tế Mỹ sẽ chịu thêm ảnh hưởng từ làn sóng kích động thù hận trên các mạng xã hội. Hàng loạt các tập đoàn lớn gần đây như Ford, Starbucks, Coca-Cola, Unilever… đã tẩy chay quảng cáo trên các mạng xã hội, trong đó có Facebook.

Tính tới cuối tháng Sáu, giá vàng đã tăng trưởng khoảng 16,5% và hiện ở quanh mức cao nhất 8 năm: 1.770 USD/ounce. Mức tăng trong 6 tháng đầu năm khá ấn tượng, gần bằng mức tăng khó tin 18,4% trong cả năm 2019.

{keywords}
Giá vàng hôm nay: treo quanh đỉnh 8 năm.

Vàng tăng giá chủ yếu do đại dịch Covid-19 vẫn âm ỉ và kìm hãm sự tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Số ca nhiễm Covid-19 vẫn tăng mạnh trên toàn cầu, nhất là tại Mỹ.

Trong nhiều thập kỷ qua, vàng luôn vượt trội so với các loại tài sản rủi ro trong mọi cuộc suy thoái. Giới đầu tư tìm đến vàng như một kênh trú ấn an toàn. Trong quý 1, lượng dự trữ vàng của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã tăng thêm 145 tấn trong quý I/2020. Các quỹ ETF về vàng cũng liên tục tăng lượng vàng nắm giữ.

Một số tổ chức dự báo, vàng vẫn ở trong giai đoạn đầu của thị trường tăng giá. Đây có lẽ sẽ là thị trường tăng giá mạnh nhất và biến động nhất tính theo tỷ lệ phần trăm. Vàng được dự báo sẽ lên mức 3.000-5.000 USD/ounce (85-142 triệu đồng/lượng) trong 3 năm tới.

Vàng được dự báo còn tăng giá mạnh chủ yếu do các chính phủ đang tăng tốc và in thêm tiền và các ngân hàng trung ương đang kêu gọi các chính phủ thực hiện kích thích tài khóa. Các gói kích thích cuối cùng sẽ kích hoạt lạm phát trong thế giới thực.

Mặc dù vậy, sau 6 tháng tăng mạnh, vàng đang đứng trước ngưỡng cản khá mạnh 1.800 USD/ounce (51 triệu đồng/lượng). Trong nước, vàng chịu áp lực trước ngưỡng 50 triệu đồng/lượng. Một số dự báo cho rằng, vàng sẽ có sự đột phá vào cuối quý III.

Trên thị trường vàng trong nước, chốt phiên ngày 30/6 đa số các cửa hàng vàng tăng giá vàng 9999 thêm khoảng 50-70 nghìn đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên liền trước.

Kết thúc phiên giao dịch 30/6, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức: 49,15 triệu đồng/lượng (mua vào) và 49,30 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 49,04 triệu đồng/lượng (mua vào) và 49,41 triệu đồng/lượng (bán ra).

V. Minh