Chiều 16/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Xử lý nghiêm hành vi thao túng thị trường chứng khoán

Theo đó, Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tập trung thực hiện những giải pháp, cam kết, khắc phục những tồn tại, hạn chế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực được chất vấn.

Đối với lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quốc hội yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, gắn với phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh; lấy người nông dân là chủ thể và trung tâm.

Các đại biểu bấm nút thông qua Nghị quyết. Ảnh: Q.H

Quốc hội cũng yêu cầu cắt giảm danh mục hàng hóa, sản phẩm phải kiểm tra chuyên ngành, rút ngắn thời gian kiểm tra, tăng cường quản lý rủi ro, không để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu doanh nghiệp trong các khâu cấp phép, kiểm dịch thực vật và động vật. Trong đó, phấn đấu đến năm 2025, cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% thủ tục quy định, 20% chi phí tuân thủ…

Đối với lĩnh vực tài chính, Quốc hội yêu cầu sớm phê duyệt và triển khai đề án huy động nguồn lực cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Quốc hội lưu ý, tăng cường thực hiện các giải pháp kiểm soát lạm phát. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện kê khai giá, niêm yết giá, việc chấp hành pháp luật về giá.

Cùng với đó, xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý; có giải pháp hỗ trợ người có thu nhập thấp, người yếu thế khi giá cả mặt hàng thiết yếu tăng cao, đặc biệt là giá xăng dầu và giá sách giáo khoa.

Quốc hội cũng yêu cầu khẩn trương sửa đổi, bổ sung các quy định về mua sắm tập trung, đấu thầu mua sắm công, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy định của pháp luật trong mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm…

Một nội dung khác trong lĩnh vực tài chính cũng được Quốc hội lưu ý là tổ chức cơ cấu lại toàn diện thị trường vốn, thị trường chứng khoán theo Đề án cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025. Từ đó, bảo đảm thị trường chứng khoán phát triển ổn định, lành mạnh, an toàn, bền vững, thực sự là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.

Quốc hội yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác giám sát ở tất cả các cấp độ, từ các công ty chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Đồng thời, Quốc hội yêu cầu tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi thao túng thị trường chứng khoán, tung tin đồn thất thiệt, sai sự thật, tăng cường minh bạch thông tin, đẩy mạnh tuyên truyền để ổn định tâm lý thị trường, hỗ trợ hoạt động huy động vốn, hoạt động đầu tư trên thị trường vốn, bảo đảm thị trường hoạt động thông suốt, nhất quán và phát triển thị trường lành mạnh, hiệu quả…

Đối với lĩnh vực ngân hàng, Quốc hội yêu cầu điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thích ứng kịp thời với diễn biến của thị trường trong nước và quốc tế.

Quốc hội đồng ý việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 42/2017 của Quốc hội về xử lý nợ xấu. Cùng với đó là thực hiện quyết liệt các biện pháp thu hồi nợ, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh. Đồng thời, đưa nợ xấu toàn hệ thống (không bao gồm các ngân hàng thương mại yếu kém) ở mức dưới 3%...

Đối với lĩnh vực giao thông vận tải, Quốc hội cũng đưa ra hàng loạt yêu cầu, trong đó lưu ý đẩy nhanh việc phê duyệt và triển khai các dự án giao thông theo đúng yêu cầu trong các nghị quyết của Quốc hội để giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các dự án trọng điểm quốc gia, dự án kết nối vùng.

Cùng với đó là tăng cường thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất các dự án trọng điểm trong quá trình triển khai.

Quốc hội yêu cầu, trong năm 2022, giải quyết dứt điểm những vướng mắc, bất cập về trạm thu phí, dự án BOT, hoàn thành triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng và hệ thống kiểm soát doanh thu, thu phí đối với các trạm thu phí cho các dự án BOT trên cả nước…

Khắc phục căn bản tình trạng các dự án treo do quy hoạch

Cũng trong chiều nay, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030.

Ngay sau khi nghị quyết được thông qua, Chính phủ được quy định chi tiết quy trình lập quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định áp dụng hình thức chỉ định thầu với các gói thầu tư vấn để lập các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh chưa lựa chọn được nhà thầu. Trình tự, thủ tục chỉ định thầu được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

“Người có thẩm quyền quyết định lựa chọn nhà thầu phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình, bảo đảm công khai, minh bạch, chất lượng, hiệu quả và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác quy hoạch”, Quốc hội yêu cầu.

Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, tổ chức thực hiện nghiêm việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư; khắc phục căn bản tình trạng các dự án treo do quy hoạch có nguyên nhân chủ quan.

Cùng với đó, xử lý các tồn tại, bất cập do ảnh hưởng của quy hoạch treo, bảo đảm các quyền lợi của người dân về đất đai, tài sản và an sinh xã hội, không để xảy ra tình trạng khiếu nại kéo dài…

Thu Hằng

Giảm giá xăng vừa giúp dân vừa kìm lạm phátThông tin Bộ Tài chính trình Chính phủ đề xuất “giảm kịch khung” thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, xem xét bỏ quỹ bình ổn mang lại làn gió tươi mát cho người dân và nền kinh tế vốn chật vật sau đại dịch, lạm phát tăng cao.
Vụ Việt Á: Nhiều cán bộ có điều kiện sống rất tốt nhưng vẫn tham nhũng

Vụ Việt Á: Nhiều cán bộ có điều kiện sống rất tốt nhưng vẫn tham nhũng

Thực tế qua các vụ tham nhũng, tiêu cực, trong đó có vụ Việt Á cho thấy, những sai phạm chủ yếu xuất phát từ lòng tham, không phải từ sự nghèo khó và nhiều cán bộ có điều kiện sống rất tốt nhưng vẫn tham nhũng.
Công khai Việt Á nhập kit test Trung Quốc giá 0,955 USD, chắc CDC đã không mua

Công khai Việt Á nhập kit test Trung Quốc giá 0,955 USD, chắc CDC đã không mua

Nếu công khai thông tin Việt Á đã nhập kit test từ Trung Quốc về bao nhiêu, với giá 0,955 USD/test thì chắc chắn không để các địa phương, CDC các tỉnh phải mua giá cao.
ĐBQH lo lắng về tình trạng mua sắm trang thiết bị y tế 'gần như đóng băng'

ĐBQH lo lắng về tình trạng mua sắm trang thiết bị y tế 'gần như đóng băng'

Tiến trình xã hội hóa trong lĩnh vực y tế hiện nay gần như đang đặt ở nút tạm dừng, hoạt động mua sắm trang thiết bị y tế gần như đóng băng và không dám triển khai.