“Món quà” mẹ nào cũng có thể tặng bé

Trong một thời đại mới với nhiều biến động, nhiều tình huống bất ngờ, không gì hữu ích và quan trọng hơn là việc trang bị cho con kỹ năng ứng biến, giúp bé khỏe mạnh, nhạy bén, linh hoạt, tự tin bước ra thế giới bên ngoài và vững vàng trước những thử thách trong cuộc sống.

{keywords}
 

Bé thông minh có khả năng ứng biến có thể hiểu là cách một em bé thích ứng linh hoạt với những hoàn cảnh, tình huống khác nhau trong cuộc sống, xử lý khéo léo các tình huống đó để có thể hòa nhập và đạt được những kết quả tốt nhất.

Ngay sau khi rời bụng mẹ, thực tế một em bé đã bắt đầu phải “ứng biến” với những tình huống, ví dụ như tập cách bú mẹ, phản ứng khác nhau khi “làm quen” với mẹ và các thành viên khác trong gia đình… Lớn lên dần, bé sẽ đối diện với vô vàn tình huống mà chính cha mẹ cũng không thể nào chỉ dẫn hết cho con được. Ví dụ như: Bé cần làm gì khi bạn giành lấy món đồ chơi? Bé sẽ ứng biến ra sao nếu lạc mẹ trong siêu thị?

Từ những tình huống đơn giản đến những tình huống phức tạp trong cuộc sống, khi bé ứng biến tốt bao nhiêu sẽ dễ dàng thích nghi, dễ dàng đạt được thành công trong tương lai bấy nhiêu. Giữa một thế giới luôn biến đổi không ngừng, kỹ năng ứng biến rất quan trọng với trẻ, vì cha mẹ không thể lường trước tất cả mọi tình huống trở ngại mà dạy cho trẻ được. Trẻ chính là người tự ứng biến và xử lý với những tình huống đó.

{keywords}
 

Phát triển kỹ năng ứng biến trong giai đoạn “cửa sổ cơ hội”

Nhiều nghiên cứu nhận thấy nếu chăm sóc và nuôi dạy tốt, em bé nào cũng có thể được “kích hoạt” trí thông minh, khả năng ứng biến thông minh mang tính chất “ngoại di truyền” này.

Theo nghiên cứu tại đại học Virginia (Hoa Kỳ) năm 2019, các nhà nghiên cứu quan sát 101 em bé 5 tháng tuổi chơi với mẹ trong khoảng thời gian 5 phút. Sau đó, các nhà nghiên cứu so sánh chuỗi ADN của các em bé nói trên ở 2 thời điểm, lúc 5 tháng và lúc 18 tháng, tức là lúc làm nghiên cứu và 1 năm sau đó. Kết quả chỉ ra rằng, có một sự gia tăng các thụ thể oxytocin ở những em bé được mẹ ôm ấp gần gũi hơn, nói chuyện nhiều hơn. Oxytocin là một loại hormone của hệ thần kinh, đóng vai trò quyết định trong việc bạn có thể xây dựng mối quan hệ, chăm sóc người khác cũng như phát triển các hành vi xã hội một cách dễ dàng hay không.

Nghiên cứu này thêm một lần nữa khẳng định với các bà mẹ, rằng di truyền không phải là tất cả, cũng không mang ý nghĩa “độc tôn”, “duy nhất” trong việc quyết định trí thông minh, sự nhạy bén, linh hoạt, khả năng thành công trong tương lai của trẻ. Nói cách khác, các nhà khoa học tin rằng chúng ta có thể tác động, thay đổi, làm tối ưu bộ gen của con mình.  

Giai đoạn vàng, thời điểm tối ưu để “kích hoạt” thông minh ứng biến ở trẻ chính là giai đoạn cửa sổ cơ hội - những năm tháng đầu đời, vì đây là giai đoạn hình thành nền tảng cho những giác quan và chức năng trọng yếu của não bộ: nghe, nhìn, ngôn ngữ, nhận thức.

Đáng chú ý, quá trình này diễn ra có thứ tự, cái trước làm nền tảng cho cái sau: giác quan nghe nhìn trong 6 tháng đầu đời là nền tảng cho kỹ năng ngôn ngữ trong giai đoạn tiếp theo, sau đó các giác quan và kỹ năng này lại làm nền tảng cho chức năng nhận thức. Từ những kết nối đơn giản ban đầu hình thành nên những kết nối phức tạp hơn, cứ thế tiếp tục cho một mạng lưới lên đến triệu tỷ kết nối lúc trẻ 2 tuổi.

Nếu xem bộ não là một ngôi nhà, thì những năm tháng đầu tiên là giai đoạn tác động về kết cấu, còn sau này, khi trẻ lớn hơn, chúng ta chỉ có thể củng cố, gia cố về nội thất, ngoại thất của “căn nhà não bộ”. Để có thể dành tặng cho con “món quà” trí tuệ, bằng những tác động phù hợp và khéo léo, mẹ có thể tạo nên những kích hoạt mang lại tác động đáng kể, giúp tối ưu chuỗi gen quy định trí tuệ về sau của con mình.

Nền tảng quan trọng cho khả năng ứng biến

Tận dụng tối đa giai đoạn “cửa sổ cơ hội”, mẹ cũng cần biết thêm rằng, hai yếu tố quan trọng nhất để kích hoạt thông minh ứng biến cho con chính là cách nuôi dạy bằng tình yêu thương và dinh dưỡng khoa học. 

Từ giai đoạn mang thai, mẹ cần tạo cho con một môi trường tình cảm, với đầy ắp những âu yếm vỗ về từ ông bà, cha mẹ. Mẹ cũng cần mang đến cho bé các trải nghiệm với môi trường xung quanh, vì đây chính là yếu tố tác động đến sự phát triển của các giác quan, để từ đó trẻ có sự thích ứng tốt hơn với mọi vật xung quanh.

Kế đến, không thể bỏ qua yếu tố dinh dưỡng, vì đây chính là nguồn lực cơ bản để não bộ và các mô thần kinh phát triển. Không chỉ dinh dưỡng cho con quan trọng mà còn phải chú ý cả dinh dưỡng cho mẹ, vì để chăm sóc con tối ưu nhất, mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng hiệu quả trong thai kỳ, cũng như để nhanh chóng phục hồi trong giai đoạn sau sinh, có thể sản xuất ra một nguồn sữa chất lượng cho con.

{keywords}
 

Chế độ dinh dưỡng của mẹ cần đầy đủ những dưỡng chất quan trọng giúp phát triển trí não cho trẻ như DHA, Vitamin E tự nhiên, Lutein; cũng như những thành phần giúp trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh như HMO trong sữa mẹ, hay Nucleotides với nồng độ 72mg/L trong sữa mẹ.

Những nền tảng quan trọng đó chính là cách mẹ giúp từng giác quan con nhạy bén, xây dựng cho con từng bước chập chững đầu đời đầy vững chắc để tự tin bước ra ngắm nhìn thế giới rộng lớn xung quanh.

Bàn tròn “Nuôi dạy con thông minh ứng biến”

 

Bàn tròn “Nuôi dạy con thông minh ứng biến” diễn ra vào 15h-16h30 ngày 27/3/2021 đang trở thành sự kiện được mong đợi nhất trong cộng đồng các bà mẹ.

 

{keywords}
 

Lần đầu tiên, mẹ sẽ có hội trò chuyện, thảo luận trực tiếp cùng các bà mẹ nổi tiếng - doanh nhân Thái Vân Linh (“Shark” Linh), ca sĩ Đông Nhi, VJ Thùy Minh - và các chuyên gia hàng đầu về khoa học dinh dưỡng và phương pháp nuôi dạy con, hỗ trợ phát triển trí não cho bé từ trong bụng mẹ: TS. BS. Nguyễn Thị Thu Hậu (trưởng khoa dinh dưỡng, BV Nhi Đồng 2), PGS. TS. Nguyễn Võ Kỳ Anh (Viện trưởng viện nghiên cứu phát triển tiềm năng con người - IPD).

Đăng ký ngay tại link http://bit.ly/PR2703 để có cơ hội trở thành 1 trong 100 mẹ tham gia thảo luận trực tiếp trên Zoom ngày 27/3.

Chương trình sẽ được Livechat trên Clubhouse vào 15h-16h30 ngày 28/3/2021.

Bùi Huyền