- Nên sử dụng làn đường ở giữa như đường một chiều, ưu tiên cho người dân sống ở ngoại thành làm việc nội thành.

Là một công dân thủ đô, tôi sống ở ngoại ô, làm việc ở nội đô. Khoảng cách từ nhà đến cơ quan khoảng 10 km, nhưng hàng ngày tôi phải mất 2 tiếng trên đường (1 tiếng đi và 1 tiếng về). Khi tham gia giao thông vào giờ cao điểm, tôi luôn trong trạng thái tập trung cao độ, căng thẳng và mệt mỏi.

Khi bị tắc đường, tôi quan sát và nhận thấy chúng ta đang phân luồng giao thông đối xứng theo cả 2 chiều (phần đường dành cho luồng đi ra = phần đường dành cho luồng đi vào), trong khi nhu cầu sử dụng là bất đối xứng. Đa số người dân sống ở ngoại thành làm việc ở nội thành (có thể khẳng định số người sống ở ngoại thành chiếm hơn 2/3 tổng số người tham gia giao thông).

{keywords}
Giao thông Hà Nội ngày càng ùn tắc. Ảnh minh họa: Phạm Hải

Từ suy nghĩ cần có một giải pháp phân chia và sử dụng làn đường một cách hợp lý hơn như sau: chia tuyến đường thành 3 làn, giữa các làn sử dụng dải phân cách cứng, chỉ cho phép chuyển làn tại các điểm giao cắt. Sử dụng làn đường ở giữa như đường một chiều mềm: từ 0 giờ đến 12 giờ dành cho chiều đi từ ngoại thành vào nội thành; từ 12 giờ đến 24 giờ dành cho chiều đi từ nội thành ra ngoại thành.

 {keywords}
Mô tả ý tưởng tận dụng phần đường thông thoáng trong giờ cao điểm.

Đây là một ý tưởng có thể chuẩn bị thực hiện trong một thời gian ngắn, không tốn nhiều chi phí, có hiệu quả sử dụng lâu dài, phù hợp với xu hướng sinh sống ở ngoại ô của người dân.

Là một công dân thủ đô, tôi đề xuất ý tưởng để mọi người cùng trao đổi góp ý, mong cơ quan có trách nhiệm (UBND TP, Bộ và Sở GTVT) xem xét một cách kỹ lưỡng. Có thể khảo sát, phân tích, thiết kế, thi công thí điểm trên một tuyến đường (ví dụ Tây Sơn, Nguyễn Lương Bằng, Tôn Đức Thắng) để đánh giá, hoàn thiện giải pháp. Hy vọng ý tưởng này sớm trở thành hiện thực và góp phần giảm ùn tắc cũng như tai nạn giao thông.

Độc giả Đặng Ninh