W-cây gừa 10.JPG.jpg

Giàn gừa cao khoảng 15m, tán rộng gần 3.000m2 ôm trọn khuôn viên Cổ Miếu Bà (thuộc xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ). Gừa hay còn gọi Si quả nhỏ, là một loài thực vật có hoa trong họ dâu tằm. Tại Việt Nam, cây này thường mọc hoang ở vùng có thuỷ triều, bờ sông suối, kênh rạch.

W-cây gừa 4.JPG.jpg

Các rễ phụ mọc ra từ thân, đâm sâu xuống đất để hút nước và chất dinh dưỡng. Sau hàng trăm năm phát triển, rễ phụ ngày càng to ra, trông như các khúc thân chống xuống đất, nhánh cây đan xen, quyện chặt vào nhau.

W-cây gừa 1.JPG.jpg

Gốc cây đầu tiên nay đã không còn.

W-giàn gừa 01.JPG.jpg

Nhánh cây mục dần theo thời gian, cạnh bên là chồi non xanh tươi thể hiện sức sống mãnh liệt.

W-cây gừa 8.JPG.jpg

“Đến nay, chưa ai biết rõ nguồn gốc của giàn gừa cũng như đếm chính xác có bao nhiêu rễ nhưng cũng phải hơn nghìn chiếc”, Bà Hiền (70 tuổi), người trong ban quản lý miếu cho hay. Bà Hiền cũng như nhiều người dân trong khu vực khẳng định lúc họ còn nhỏ, giàn gừa đã cao lớn, bao phủ cả một khu vực.

W-cây gừa 7.JPG.jpg

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, dưới bóng cây từng là nơi diễn ra các cuộc họp quan trọng của Khu uỷ khu Tây Nam Bộ, Tỉnh uỷ Cần Thơ và nơi cất giấu vũ khí. Đặc biệt giai đoạn 1961-1965, đây là nơi mở các khoá đào tạo, huấn luyện đội biệt động nội thành.

W-cây gừa.JPG.jpg

Cạnh bên gốc cây chính là tấm bia công nhận Cây di sản Việt Nam vào năm 2013.

W-cây gừa 9.JPG.jpg

Cổ Miếu Bà thờ bà Thượng Động Cố Hỷ - vị nữ thần được tôn kính như ân nhân của dân làng. Vào ngày 28/2 âm lịch hàng năm, miếu diễn ra lễ cúng bà Thượng Động Cố Hỷ để cầu mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt.