Những điều chưa biết về nam sinh trường múa
Chuyện sinh hoạt tập thể của sinh viên trường múa
Cạm bẫy làm thêm của sinh viên múa
Sau khi tốt nghiệp, không thể ép các bạn đi theo một con đường nào mà mình muốn.
Tuy nhiên, nếu làm tự do, nghệ thuật múa sẽ bị mai một. Bởi lúc này, người diễn chỉ tập trung thu hút sự chú ý của mọi người bằng thân xác, các động tác dễ dãi.
Còn coi múa là nghề thì không thể đạt đến đỉnh cao, nếu như cứ thoải mái làm tự do bên ngoài, không thuộc về một môi trường nghệ thuật nào đó.
Đây cũng chính là lý do mà ở Trung Quốc, nhiều trường múa cấm học sinh tham gia biểu diễn bên ngoài nếu chưa được sự đồng ý của nhà trường. Ở Việt Nam, chưa làm được điều đó. Ngoài lớp học và ký túc xá, nhà trường chưa quản được các bạn ở những nơi khác.
Thực tế, nhìn ở góc độ nghệ thuật, không cho SV đi diễn ngoài là không vi phạm gì đến quyền riêng tư. Nếu diễn bên ngoài một cách xô bồ, tạp nham, bản thân SV cũng hiểu sai về nghệ thuật múa, biến múa trở thành tầm thường. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, không phải sinh viên nào cũng chăm học và đọc, khiến phông văn hóa thực sự “báo động”. Khi đó, sẽ không có đủ tri thức để đánh giá và chọn lọc những điều có lợi cho cuộc đời và công việc của mình.
Tôi thường khuyên sinh viên, nếu muốn làm thêm thì cứ làm, vì ai cũng phải lo cuộc sống, nhưng đừng ham hố quá để rồi cuộc đời sau này lại vất vả.
Diễn bên ngoài xô bồ, tạp nham thì bản thân SV cũng hiểu sai về nghệ thuật múa, biến nó trở thành một cái gì đó rất tầm thường, dễ dãi. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, SV rất lười học và đọc khiến phông văn hóa thực sự “báo động”. |
Tôi luôn mong các em biết “giữ mình” và biết điểm dừng hợp lý, dù khó lắm, bởi SV biết họ đẹp. Mà sắc đẹp thì luôn đi liền với tiền bạc, phiền phức.
Diễn bên ngoài xô bồ, tạp nham thì bản thân SV cũng hiểu sai về nghệ thuật múa, biến nó trở thành một cái gì đó rất tầm thường, dễ dãi. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, SV rất lười học và đọc khiến phông văn hóa thực sự “báo động”.
Đó là chưa kể, có những trường hợp sau này quay trở lại học tiếp để làm giảng viên. Nếu tâm hồn không trong sáng, cuộc sống không lành mạnh, thì người đó có đủ tư cách để đứng lớp và dạy dỗ những học sinh múa rất trẻ hay không.
Cũng vì sự dễ dãi, xô bồ và cách sống quá tự do, người học múa dễ coi thường kỷ luật, coi nhẹ sức lao động và tiền bạc. Khi đó, người làm nghề không cho khán giả thấy được cái đẹp thực sự của nghề.
Vẫn còn rất nhiều người đang ngày đêm luyện tập, đọc sách, sáng tác múa cho các chương trình nghệ thuật. Nhưng mặt này khó được nhìn thấy, và người xem không tiếp cận được múa chuyên nghiệp.
Tôi thường khuyên SV, nếu muốn làm thêm thì cứ làm, vì ai cũng phải lo cuộc sống, nhưng đừng ham hố quá để rồi cuộc đời sau này lại vất vả.
SV múa cần có ý thức đầy đủ về nghề nghiệp của mình. Khi người xem phải bỏ tiền mua vé để xem sẽ rất khác với người xem uống rượu và được “khuyến mãi” các màn múa.
Ngày nay, múa chưa nổi (và cũng khó nổi được) như ca nhạc, điện ảnh hay các loại hình nghệ thuật khác dù vẫn xuất hiện đều đặn trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, múa dân gian của Việt Nam đã có nền tảng tốt, múa hiện đại đang được chuộng và múa balê có lẽ sẽ có nhiều thay đổi trong vài năm tới.
Nhưng dù sao, khi múa lên đỉnh cao hay xuống dốc, dù có bị tai tiếng thì vẫn có người vào nghề này, vì niềm đam mê. Cách truyền nghề tốt nhất là làm nghề tốt và động viên được ai tiếp tục theo nghề thì sẽ động viên đến cùng. Tương lai của mình cũng là tương lai của nghề, nếu có đức, có tâm với nghề thì nghề không bao giờ phụ mình.
- ThS. Nguyễn Thị Tuyết Minh
- Cẩm Quyên (Ghi)
NSƯT Nguyễn Văn Quang, Hiệu trưởng Trường
CĐ Múa Việt Nam: NSND Trần Bình, Giám đốc Nhà hát Ca múa
nhạc nhẹ Việt Nam:
|