- Khi thầy giáo yêu cầu thực hiện động tác, tất cả đều luống cuống, không dám vung tay vung chân, chỉ chăm chăm “che đậy”. Lúc mới vào lớp, số nam sinh vốn đã ít so với nữ nhưng cứ co ro, cúm rúm đứng ở một góc vì ngại.  Ít ai biết, đời sống cũng như việc học tập của nam sinh trường múa, cũng ẩn chứa nhiều điều chưa được khám phá.

BÀI 1: VÉN MÀN TỰ SỰ NỮ SINH TRƯỜNG MÚA VIỆT NAM

Cũng khổ sở vì đồ bó sát


Giống như các nữ sinh, mỗi khi lên lớp là nam sinh trường múa cũng phải diện đồ tico bó sát thân thể, chỉ khác ở điểm: Các nữ sinh mặc đồ dưới dạng như bikini, còn các nam sinh mặc dưới dạng quần đùi. Cũng từ đây mà nhiều chuyện “tế nhị” ra đời, chỉ “người trong cuộc” mới thấu hiểu và thông cảm cho nhau.

Do đặc thù là tuyển đầu vào từ những học sinh trung học trở lên nên có nhiều nam sinh học trường múa song mới chỉ ở độ tuổi 14-15-16, độ tuổi bắt đầu lớn.

Mỗi khi mặc quần đùi tico bó sát cơ thể, các nam sinh cũng “đỏ mặt” không kém nữ sinh. Một phần do không quen, một phần do “cậu nhỏ” cứ trực “dựng đứng lên” (trong một bộ trang phục mỏng tang) vì trước mặt toàn người lạ, lại toàn bạn gái xinh đẹp. Điều này khiến các nam sinh xấu hổ!
Trong bài thi vào hệ trung cấp múa, các thí sinh có sự hướng dẫn của thầy giáo. Ảnh: Văn Chung
“Thời kỳ đầu lúc mới vào lớp, số nam sinh vốn đã ít so với nữ nhưng cứ co ro cúm rúm đứng ở một góc vì ngại. Đến khi được thầy giáo yêu cầu thực hiện động tác, tất cả đều luống cuống, không dám vung tay vung chân, chỉ chăm chăm “che đậy”.

Múa mà không thực hiện được động tác, không giải phóng được cơ thể thì không thể làm gì được. Vì thế, trước sức ép của các thầy cô, chúng tôi vẫn phải hoàn thành bài học. Lâu dần cũng thành quen. Sau khoảng 1 tuần, những bỡ ngỡ này dần tan biến nhưng đến bây giờ thì đó vẫn là những kỷ niệm khó quên”, L.H., nam sinh năm thứ 3 trường múa chia sẻ.

Cũng như các nữ sinh, nam sinh trường múa cho biết, sau một thời gian dài tập luyện chung, họ cũng gần như trơ lỳ cảm giác giới tính với bạn diễn, bạn tập.

Lý do một phần là vì sự thân thiết như trong cùng gia đình giữa các thành viên trong lớp. Một phần là vì khi biểu diễn, nam sinh thường phải nhấc bổng, bế rồi xoay bạn diễn nữ trên không trung,. Trong lúc đó, có thể họ sẽ có sự đụng chạm về mặt thể xác ở những điểm nhạy cảm với bạn nữ.

“Nếu cứ nghĩ đến những “chuyện khác” thì có lẽ không hoàn thành được bài tập, bài diễn. Lúc tập thì luôn bị thầy cô thúc giục, ép và hô hào uốn nắn. Còn lúc diễn thì áp lực tâm lý nặng nề".

Nam sinh này cho biết thêm, do trọng lượng cơ thể bạn diễn khá nặng nên học sinh phải thật sự tập trung vào chuyên môn. "Vì thế, với bạn diễn nữ thì chúng tôi có thể bị trơ lỳ cảm giác giới tính. Nhưng với những người con gái khác thì chúng tôi vẫn “hoàn toàn bình thường” thôi”.

Từ phía các nữ sinh, họ cũng cho rằng dù không có biểu hiện trực tiếp như nam nhưng khi tập chung, diễn chung, cả 2 đều phải rất tập trung. Bạn nam có thể dùng tay đỡ mông, chạm vào đùi non, … nhưng khi buổi tập, buổi diễn kết thúc thì mọi chuyện lại trở về như chưa có gì diễn ra.

“Chúng tôi bắt buộc phải quen với điều đó, nhất là khi đã làm diễn viên múa thì chuyện này càng xảy ra thường xuyên hơn”, Phạm Thị Thanh Hiền, sinh viên lớp múa K8 cho biết.

Có bị gay, nhưng không nhiều
Thí sinh dự thi vào trường múa trong kỳ tuyển sinh năm 2010.

Đây là thông tin chia sẻ của “người trong cuộc” tại Trường CĐ múa Việt Nam.

Tuy nhiên, không phải cứ học múa là có vấn đề về giới tính và không phải người nào vừa vào học múa là giới tính có xu hướng bị chuyển đổi.

Theo chia sẻ của một SV nam học năm 4, hệ 6 năm, Trường CĐ Múa Việt Nam, xu hướng chuyển đổi giới tính ở nam sinh theo học nghề này thường xuất hiện ở hệ đào tạo dài năm (6 năm) và đối tượng bị gay thường rơi vào SV năm 3, năm 4.

“Đây là thời điểm các em đã trải qua một thời gian dài học tập, sinh hoạt trong môi trường múa. Bản thân việc học múa đã nhẹ nhàng, uyển chuyển, làm mất đi tính nam. Môi trường xung quanh cũng nhiều nữ nên họ lại càng “ hơn”, nam sinh này cho biết.

Trong con mắt của các nữ sinh, bạn trai trường múa khá ga-lăng với bạn gái nhưng tính cách hơi “yếu đuối”, ẻo lả. Ngay cả khi đi ăn uống, nhậu nhẹt với những người thuộc môi trường khác, các bạn cũng tỏ ra e dè, ngại ngùng hơn.

“Có thể, đó là do ảnh hưởng của nghề nghiệp. Với người bên ngoài thế nào chúng tôi không biết hết, nhưng với tư cách bạn bè, chúng tôi hiểu và nghĩ điều đó bình thường”, Thanh Hiền nói.

Thạc sỹ Phùng Quang Minh,  giảng viên khoa Múa, Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh đã có thâm niên 8 năm dạy múa xác nhận:

“Nam sinh trường múa bị gay là có, nhưng không nhiều, và thường xảy ra ở người học múa balê, múa dân gian. Hầu như khóa nào cũng có 1-2 em bị gay với các biểu hiện rõ ra ngoài”.

Theo ông Minh, đối tượng sinh viên múa nam thay đổi giới tính ở những khu vực khác như TP.HCM có thể nhiều hơn. Một người có xu hướng chuyển giới tính có thể sẽ không chuyển hẳn nếu tiếp xúc với môi trường mà giới tính thật của họ có phần lấn lướt hơn.

"Có thể ở đây do môi trường học tập, sinh hoạt và môi trường xã hội tác động đến xu hướng thay đổi giới tính của các em”.

Phần 3: Chuyện "sinh hoạt tập thể" của sinh viên trường múa

  •  Cẩm Quyên