- Cần nhận thức đề đúng, chuẩn và tự tin khi làm bài là những lưu ý được thầy giáo Lữ Nguyên (Vĩnh Phúc) chỉ ra giúp các thí sinh chinh phục điểm cao môn ngữ Văn trong kì thi THPT quốc gia năm 2018.

Công bố đáp án chính thức kỳ thi THPT quốc gia 2018

{keywords}
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia

Cần nhận thức đề đúng, chuẩn

Đề Ngữ văn chính thức 2018 chưa biết sẽ thế nào nhưng chắc chắn phần đọc hiểu, câu viết đoạn 200 chữ có thể không thay đổi yêu cầu so với đề 2017. Theo đề minh họa của Bộ GD-ĐT, chỉ có câu nghị luận văn học là thay đổi, có một phần kiến thức lớp 11.

Nhưng không ai dám quả quyết, câu nghị luận văn học của đề Ngữ văn 2018 chính thức sẽ chỉ hỏi kiến thức văn học lớp 12, hay có phần liên quan kiến thức văn học lớp 11.

Khi đọc đề thi thử Ngữ văn 2018 của các tỉnh biên soạn theo cấu trúc đề thi Ngữ văn minh họa tháng 3/2018 của Bộ GD-ĐT, chúng tôi thấy có những lồng ghép bất ngờ và có phần khiên cưỡng, vô lý giữa vấn đề của tác phẩm văn học 12 với một khía cạnh của tác phẩm lớp 11; Hoặc đề thi thử nêu yêu cầu nhận xét, liên hệ vượt quá yêu cầu của thí sinh 12; Có đề thi muốn thí sinh nhìn nhận như nhà phê bình văn học chuyên nghiệp.

Đó là những lý do làm các thí sinh 12 vốn đã không ưa học Văn không biết học phải như thế nào để làm tốt bài thi Ngữ văn. Bởi vậy, với những bài thi có phần: “từ đó liên hệ, từ đó bình luận đến vấn đề văn học lớp 11…” của đề thi năm 2018, cần học hỏi những kinh nghiệm sau:

-              Thời gian gần 20 phút trước khi phát đề, thay vì ngồi đợi vẩn vơ, thí sinh cần ghi ngay ra tờ giấy nháp những thông tin cần thiết về cách viết đoạn, dàn ý bài nghị luận văn học.

-              Cần đọc thật kỹ đề bài để hiểu từng câu, từng chữ.

-              Sau khi hiểu rõ yêu cầu từng phần, từng ý thì viết cẩn thận, chính xác điều mình hiểu vào bài thi. ( Lưu ý: phần đọc hiểu cần làm từng câu, tuyệt đối không bỏ cách giấy, trống đoạn để chờ làm sau, điền vào sau.

-              Đối với phần viết đoạn nghị luận xã hội, để tránh lạc đề, các thí sinh cần đọc kỹ lại ngữ phần ngữ liệu trích trong phần đề đọc hiểu. Khi đọc xong thí sinh dựa vào đó để xác định các nội dung chính của đoạn văn.

Cách hiệu quả là thí sinh tự nêu và trả lời câu hỏi đề tìm ý,  trình bày sự hiểu biết và quan điểm, cảm xúc của mình về một vấn đề xã hội gần gũi xung quanh mà ngữ liệu đã nhắc tới. Các thí sinh hãy dùng ngay gợi ý của ngữ liệu đề cho làm câu chủ đề của đoạn.

Không quá mải mê viết đoạn 200 một cách vội vàng, lê thê để rồi sẽ ân hận suốt đời vì không còn thời gian viết câu 5 điểm.

-              Về câu nghị luận văn học: Khi các thí sinh làm bài ngữ văn thường mắc lỗi vội đọc, vội làm,  không quan tâm đến yêu cầu của đề bài chính thức 2018.

Theo chủ quan, đề bài chỉ gợi một khía cạnh nhỏ (liên hệ đến tri thức văn học 11, chiếm khoảng 20% điểm bài). Mục đích là để giáo viên và học sinh không bỏ rơi kiến thức lớp dưới.

 Vì thế, thí sinh không được hiểu sai yêu cầu của đề. Bởi, đề bài Ngữ văn 2018 không yêu cầu so sánh, phân tích, hay cảm nhận hai đối tượng văn học lớp 12 và lớp 11 như đề thi riêng của khối C, D những năm trước. Kiến thức liên hệ lớp 11 và phần bàn luận có thể hiểu là để phân hóa học sinh, để dành riêng cho những thí sinh học văn thi văn đại học, chính là những thí sinh đã  khá giỏi môn này.

 Việc diễn đạt đúng trọng tâm, trình bày, dùng từ và viết câu nhất thiết cần chuẩn, đủ nét chữ, dễ đọc, dễ hiểu để giành điểm cảm tình của giám khảo.

 Bên cạnh đó , những năm thi theo khối C, D, bài nghị luận 2 câu viết trong thời gian 180 phút, đề bài không hỏi thành ý liên hệ nhưng thí sinh khá giỏi vẫn tự phải so sánh, bình luận theo vấn đề đề bài gợi ra, nghĩa là vẫn tự phải liên hệ, bàn luận mở rộng, đào sâu vấn đề như cách hỏi liên hệ của đề minh họa 2018 các thí sinh đã quen làm.

 Dạng đề Ngữ văn 2018 nêu rõ yêu cầu nhỏ này có thể hiểu, lý giải là viết về vấn đề này, hai tác giả có những thành công gì, đã nêu được điều gì để người đọc thấm thía và ghi nhớ…

Như vậy, thí sinh không nên hiểu là đề bài bắt các em so sánh hoặc phân tích cả tác phẩm 12 và tác phẩm 11. Hãy cứ trình bày tốt các nội dung của văn học 12 và đối chiếu vấn đề với tác phẩm 11, viết đoạn văn gọn gàng xúc tích nhận xét rồi viết kết thúc vấn đề.

-         Cuối cùng là việc phân chia thời gian hợp lý khi trình bày bài thi cũng sẽ khiến thí sinh làm bài tốt hơn.

Cần làm bài tự tin

Áp lực thi cử là một trong những vấn đề khiến nhiều thí sinh mất tự tin. Vì thế để có thể tự tin làm bài tốt, các thí sinh cần nghĩ rằng, các thầy cô giám khảo là người chú ý lắng nghe mình trình bày hiểu biết và cảm xúc về vấn đề, đề bài nêu ra thì tâm thế làm bài sẽ rất nhẹ nhàng.

Dưới đây là một số kinh nghiệm:

-              Khi làm bài nhất thiết phải làm câu dễ và từng phần đọc hiểu, viết đoạn và cuối cùng là viết bài nghị luận văn học. Đoạn nêu đại ý, nội dung của dữ liệu cần trả lời câu hỏi: Đoạn này viết về ai? viết về vấn đề gì? nên hiểu là gì? là như thế nào?. Cần viết từ 3 đến  5 dòng mới được 1,0 điểm.

-              Với câu nghị luận (2 điểm) viết đoạn văn 200 chữ. Thí sinh cần theo dàn ý: Là gì (giải thích), biểu hiện như thế nào (tìm các biểu hiện trong từng lĩnh vực), bình luận đánh giá và liên hệ đến bản thân cần làm gì cho vấn đề đó. Tránh không phân tích dài dòng.

-              Với câu nghị luận (5 điểm): Cần đọc kĩ đề bài và theo dàn ý của từng thể loại: thơ, truyện hay ý kiến văn học. Nếu thí sinh không viết được gì thì đọc lại phần đã viết, đọc lần nữa rồi trả lời tiếp câu hỏi: còn ý gì nữa chưa viết, nên hiểu thế nào nữa?.

Với bài thơ, đoạn thơ, thí sinh giảng giải, phân tích, tưởng tượng và huy động tri thức liên môn khác để hiểu ý nghĩa từ ngữ, hình ảnh và biện pháp nghệ thuật.

Với tác phẩm tự sự, cần nắm vững chi tiết, hình ảnh, suy nghĩ, hành động và diễn biến câu chuyện, phân tích các biện pháp nghệ thuật giúp người đọc hiểu về vấn đề cuộc sống, về nhân vật nhà văn xây dựng.

-              Khi đã hoàn thành, thí sinh đọc lại bài, sửa chữa và hoàn thiện.

Lữ Nguyên (Vĩnh Phúc)

Thầy giáo Sài Gòn dí dỏm dặn trò không "mắm tôm, trà sữa..." trước kỳ thi

Thầy giáo Sài Gòn dí dỏm dặn trò không "mắm tôm, trà sữa..." trước kỳ thi

“4 Nên và 3 Không” là những căn dặn của thầy giáo Vật lý Huỳnh Kiều Viết Lãm dành cho học sinh khối 12 trong những ngày thi THPT quốc gia sắp tới.

Đề thi THPT quốc gia 2018 được bảo mật nghiêm ngặt như thế nào?

Đề thi THPT quốc gia 2018 được bảo mật nghiêm ngặt như thế nào?

Trong tuần này, công tác sao in đề thi đang gấp rút hoàn thiện để phục vụ 925.000 thí sinh sắp bước vào những ngày thi căng thẳng.

Các thủ khoa "mách nước" kiếm điểm cao từ bài thi THPT quốc gia

Các thủ khoa "mách nước" kiếm điểm cao từ bài thi THPT quốc gia

Với điểm số và trải nghiệm từng có ở kỳ thi THPT quốc gia những năm trước, các thủ khoa đã có những “mách nước” để cho thí sinh dự thi THPT quốc gia 2018 có thể kiếm điểm tối đa với bài thi trắc nghiệm.

Thi THPT quốc gia: Có thí sinh lắp tai nghe như hạt đậu, phải dùng nam châm hút ra

Thi THPT quốc gia: Có thí sinh lắp tai nghe như hạt đậu, phải dùng nam châm hút ra

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT khi lưu ý về hiện tượng thí sinh sử dụng công nghệ cao ở kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.

"Thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp chứ không phải kỳ thi đại học”

"Thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp chứ không phải kỳ thi đại học”

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói rằng sự tham gia của các trường đại học vào kỳ thi THPT quốc gia 2018 là trách nhiệm xã hội.