{keywords}
 

Đây là thương vụ sáp nhập lớn nhất tại Indonesia. Pháp nhân mới mang tên GoTo, lĩnh vực kinh doanh trải dài từ mua sắm trực tuyến, dịch vụ vận chuyển, chở khách đến giao đồ ăn. GoTo cũng sẽ là hãng công nghệ tư nhân lớn nhất Đông Nam Á.

Theo các giám đốc công ty, GoTo muốn niêm yết trên sàn chứng khoán Indonesia và Mỹ cuối năm nay. Trong thông báo chung hôm 17/5, định giá trước đây của hai hãng gộp lại là 18 tỷ USD, dựa trên các vòng gọi vốn hoàn thành năm 2019 và đầu năm 2020.

Gojek và Tokopedia sáp nhập trong bối cảnh cạnh tranh trên thị trường gọi xe và giao đồ ăn ngày một khốc liệt tại Đông Nam Á. Tháng trước, Grab tuyên bố sáp nhập với một công ty séc khống tại Mỹ để tiến hành IPO. Thương vụ có thể nâng định giá “kỳ lân” này lên gần 40 tỷ USD. Sea – công ty mẹ Shopee – cũng đang nhăm nhe tiến vào lĩnh vực tài chính và giao đồ ăn.

Các nhà đầu tư hàng đầu của GoTo bao gồm Alibaba, SoftBank, GIC, Google, Tencent. Nguồn tin của Reuters tiết lộ các cổ đông của Gojek sẽ nắm 58% trong công ty mới. Chủ tịch Tokopdia Patrick Cao sẽ trở thành Chủ tịch GoTo, còn CEO Gojek Andre Soelistyo là Tổng Giám đốc.

Thương vụ GoTo nổi lên nhanh chóng chỉ vài tháng sau khi đàm phán giữa Gojek và Grab đổ bể. Dựa vào mô hình của Alphabet - công ty mẹ Google, Gojek và Tokopedia dự định hoạt động độc lập nhưng hợp tác cùng nhau trên các lĩnh vực thanh toán, hậu cần và giao đồ ăn.

Trước đó, trả lời trên báo Nikkei của Nhật Bản, CEO Gojek Việt Nam Phùng Tuấn Đức cho biết, công ty sẽ sớm mở dịch vụ taxi công nghệ và thanh toán số tại Việt Nam. Hiện tại, Gojek mới cung cấp dịch vụ xe ôm công nghệ, giao hàng và giao đồ ăn.

Du Lam (Theo Reuters)

 

Gojek được ‘bơm’ thêm 300 triệu USD

Gojek được ‘bơm’ thêm 300 triệu USD

Nhà mạng Telkomsel thông báo đầu tư 300 triệu USD vào Gojek, công ty tư nhân lớn nhất Indonesia.