Cùng với những pop-up (cửa sổ hiện lên khi mở trang web) đi kèm dòng cảnh báo "cách người Australia sử dụng Google đang gặp rủi ro", bắt đầu xuất hiện trên trang Google ở Australia từ ngày 17/8, tập đoàn này đã hối thúc các YouTuber trên toàn thế giới khiếu nại lên cơ quan giám sát người tiêu dùng quốc gia.

Đáp lại người đứng đầu YouTube tại khu vực châu Đại dương Gautam Anand cũng cho rằng dự luật trên của Australia sẽ tạo ra một "sân chơi không đồng đều", cho phép các công ty truyền thông lớn đòi phần tiền lớn hơn từ những nền tảng - lấy tiền từ các nhà sáng tạo nhỏ hơn. Chính sự bất bình đẳng này có thể ảnh hưởng tới tất cả những người sáng tạo ở Australia, không chỉ giới hạn ở những người chuyên về tin tức, mà còn đối với những Vlogger, những nhà sáng tạo giáo dục, nghệ sĩ.

{keywords}
Google lôi kéo các YouTuber phản đối quy định mới của Australia

Tháng 7 vừa qua, Australia tuyên bố các công ty công nghệ như Google và Facebook sẽ phải trả tiền cho các hãng truyền thông nếu sử dụng nội dung tin tức của những hãng này. Tuyên bố được đưa ra sau tiến trình đàm phán kéo dài 18 tháng giữa Chính phủ Australia và các hãng công nghệ không mang lại kết quả. Các biện pháp mới bao gồm những khoản phạt lên tới hàng triệu AUD với những công ty vi phạm và buộc các hãng công nghệ phải minh bạch thông tin liên quan tới những thuật toán mật mà những công ty này sử dụng xếp thứ tự kết quả tìm kiếm.

Bước đầu, dự luật mới của Australia tập trung vào Facebook và Google, hai trong số các công ty giàu có và nhiều ảnh hưởng nhất trên thế giới, nhưng có thể sẽ tiếp tục được áp dụng với mọi nền tảng công nghệ số. Các nước trên thế giới đang dành quan tâm đặc biệt tới những đề xuất của Australia trong bối cảnh hầu hết các nhà chức trách đều đang xây dựng những biện pháp quản lý với lĩnh vực công nghệ đang thay đổi nhanh chóng mỗi ngày.

Các hãng truyền thông toàn cầu đang được cho là chịu nhiều thiệt thòi khi tham gia nền kinh tế số, một lĩnh vực mà các công ty công nghệ lớn hầu như nắm trọn doanh thu từ hoạt động quảng cáo. Ước tính của Chính phủ Australia chỉ ra trong thời đại công nghệ, doanh thu quảng cáo của các hãng truyền thông sụt giảm mạnh, cứ 100 AUD chi cho quảng cáo trực tuyến thì có khoảng gần 30% rơi vào tay Google và Facebook. Cuộc khủng hoảng này càng thêm trầm trọng do tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, khi hàng trăm tờ báo của Australia đã phải đóng cửa và hàng trăm nhà báo rơi vào cảnh thất nghiệp trong những tháng gần đây.

Không giống như những nỗ lực của các quốc gia khác vốn chưa mang lại hiệu quả buộc các nền tảng công nghệ phải trả tiền cho tin tức họ sử dụng, sáng kiến của Chính phủ Australia dựa vào luật cạnh tranh thay vì dựa vào các quy định về bản quyền. Sáng kiến nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các hãng truyền thông trong nước và dự kiến sẽ có hiệu lực trong năm nay.

Theo TTXVN

Facebook chấp nhận nộp thuế VAT cho Indonesia

Facebook chấp nhận nộp thuế VAT cho Indonesia

Indonesia vừa bổ sung các doanh nghiệp phải đóng10% thuế VAT, bao gồm Facebook, Disney và TikTok.