Đại diện Liên danh SBTECH (Việt Nam) - Fyfe Asia Pte Ltd (trụ sở chính ở Mỹ, có văn phòng đại diện châu Á ở Singapore) vừa có thư gửi Bí thư Thành ủy TP.HCM, UBND TP và Sở GTVT về việc sửa chữa, giữ lại cầu Nhị Thiên Đường cũ đã trên 90 năm tuổi.
Theo đó, Liên danh này sẽ sửa chữa, gia cường cầu cũ - hiện chỉ cho xe 1,5 tấn đi qua - đạt tải trọng không hạn chế (HL 93); mở rộng mặt cầu thêm 0,5 m thành 9 m và lề bộ hành 2 m; cải tạo lại độ dốc đường hai đầu cầu để đảm bảo an toàn khi lưu thông; khôi phục nguyên trạng kiến trúc cổ của cầu.
Thời gian sửa chữa không quá 150 ngày và trong quá trình sửa chữa vẫn đảm bảo giao thông, không phải cấm cầu. Thời gian bảo hành công trình sau sửa chữa, gia cường là 20 năm; tổng kinh phí chỉ là 30 tỉ đồng.
Cầu Nhị Thiên Đường cũ hiện chỉ cho phép xe có tải trọng 1,5 tấn lưu thông. |
Thời gian qua, có một đơn vị tư vấn của nước ngoài đưa ra phương án trùng tu, sửa chữa với kinh phí khoảng 138 tỉ đồng. Sau nhiều cuộc tranh luận, TP dự định phá cầu cũ, xây cầu mới với kinh phí khoảng 170 tỉ đồng.
Được biết từ năm 2013 đến 2015, khi giữ chức Bộ trưởng Bộ GTVT, ông Đinh La Thăng luôn yêu cầu các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, đơn vị thiết kế, thi công khi nâng cấp, mở rộng các quốc lộ, tỉnh lộ muốn phá bỏ các cầu cũ thì phải được Hội đồng của Bộ (với quốc lộ) hoặc Hội đồng của tỉnh (với tỉnh lộ) kiểm tra, cho phép thì mới được làm. Với các cầu cũ còn khả năng sửa chữa, khai thác tiếp thì phải giữ nguyên, sửa chữa, nâng cấp với công nghệ mới, giá rẻ…
Theo Sở GTVT, mặt cầu và đường dẫn lên xuống hai cầu là vênh nhau, khấp khểnh nên phải bỏ cầu cũ xây cầu khác cho hai cầu giống nhau
|
Cầu mới sẽ phục hồi những nét của cầu cũ, cổ như lan can, trụ đèn… |
Đến nay đã có 54 cầu yếu trên quốc lộ được giữ nguyên, sửa chữa, nâng cấp theo chỉ đạo trên với giá thành chỉ bằng 25%-40% so với phương pháp sửa chữa truyền thống hoặc xây cầu mới.
Theo Pháp luật TP HCM