“Mẹ ơi, đi cắm trại thôi!”

Sáng cuối tuần, cậu bé Lò Xo (2,5 tuổi) thích thú mặc áo khoác, đội mũ, chuẩn bị lên đường cùng bố mẹ đi dã ngoại. Trước đây, khi dịch Covid-19 chưa diễn biến quá phức tạp, anh Hoàng Quốc Hưng và vợ thường đưa con đi trung tâm thương mại, dạo quanh phố cổ hay tới các quán cà phê xinh xắn vào ngày cuối tuần. 

“Từ khi dịch bệnh bùng phát ở Hà Nội, vợ chồng tôi hạn chế đến nơi đông người. Chúng tôi bắt đầu tìm hiểu về hình thức cắm trại, dã ngoại và thường lựa chọn các địa điểm gần gũi thiên nhiên, hoang sơ, vắng vẻ để đưa con tới vui chơi”, anh Hưng chia sẻ.

Cậu bé Lò Xò thích thú cùng bố mẹ dựng trại, nấu ăn (Ảnh:NVCC)

Gia đình anh Hưng thường chọn các địa điểm cắm trại ở khu vực Đông Anh, Sóc Sơn (Hà Nội) như hồ Chòm Núi, hồ Đồng Đò, Đồng Quan, hồ Hàm Lợn... Khoảng thời gian đi cắm trại giúp hai vợ chồng giải tỏa áp lực công việc, tìm kiếm cảm hứng đồng thời đây là cơ hội để bé Lò Xo làm quen thiên nhiên, học các kĩ năng sống, rời xa thiết bị điện tử như tivi, điện thoại…

{keywords}

Vợ chồng anh Hưng đều có "tính nghệ sĩ", yêu thiên nhiên và sự yên tĩnh, mộc mạc (Ảnh:NVCC)

Cắm trại ngoại ô hay một số địa điểm đẹp tại các tỉnh lân cận Hà Nội cũng là lựa chọn ưa thích của gia đình chị Kim Yến (Long Biên, Hà Nội). Hàng tuần, vợ chồng chị Yến đều cố gắng sắp xếp công việc để tổ chức các chuyến đi cùng 1,2 gia đình thân thiết khác.

Chị Yến thường xuyên tổ chức những chuyến dã ngoại, cắm trại ngoài trời cho cả gia đình (Ảnh:NVCC)

“Các chuyến đi là khoảng thời gian để cả nhà xả stress, hít thở thiên nhiên, gần gũi nhau hơn. Trước đây, dịp cuối tuần mình có thể đưa con đi trung tâm thương mại, đến nhà bạn bè, người thân nhưng giờ dịch căng thẳng thì đi cắm trại là lựa chọn tối ưu nhất”, chị Yến chia sẻ.

Cuối tháng 2 vừa qua, chị Yến tổ chức bữa tiệc sinh nhật cho con trai ngay tại điểm cắm trại ở Sóc Sơn. Tuy buổi sinh nhật giản dị, không quá đông bạn bè như mọi khi nhưng con trai chị Yến vô cùng hạnh phúc. Chị Yến dự định tuần tới sẽ đến sông Bôi, Hoà Bình.

{keywords}

Gia đình chị Yến trong bữa tiệc sinh nhật 7 tuổi của con trai (Ảnh: NVCC)

Tương tự như gia đình anh Hưng hay chị Yến, gia đình anh Minh Trường (Hà Nội) cũng thường xuyên “bỏ phố” để lên rừng, lên núi “trốn dịch” vào dịp cuối tuần. Ba bạn nhỏ trong gia đình dù mới 2 tuổi, 5 tuổi, 9 tuổi nhưng đã rất dạn dĩ, thích nghi tốt với các môi trường sống khác nhau.

Anh Minh Trường đã “biến” chiếc ô tô bán tải thành một ngôi nhà di động, trang bị đầy đủ dụng cụ cắm trại để có thể đưa gia đình lên đường bất cứ lúc nào. Cuối tháng 2 vừa qua, gia đình nhỏ này là một trong những vị khách đầu tiên “săn” thành công băng tuyết tại Phja Oắc (Cao Bằng), khi nhiệt độ chỉ -6 độ C.

{keywords}

Gia đình anh Minh Trường trong chuyến du lịch Cao Bằng ngày 20/2 (Ảnh:NVCC)

{keywords}

Chiếc xe bán tải của gia đình được trang bị đầy đủ dụng cụ cắm trại, nấu ăn, xe đạp cho các bé...

“Tôi thường chọn các địa điểm hoang sơ, mộc mạc để các con trải nghiệm và khám phá. Hiện tại, cộng đồng cắm trại tại Việt Nam rất phát triển. Năm ngoái, tôi đã lập group Hội cắm trại - Camping Việt Nam để các gia đình có thể chia sẻ cùng nhau địa điểm đẹp, kinh nghiệm sắm dụng cụ, di chuyển, xây dựng văn hóa cắm trại lịch sự, văn minh”, anh Trường chia sẻ.

{keywords}

Anh Trường trong chuyến cắm trại tại Tà Xùa, Sơn La ngày 5/3/2022

Thú vui cắm trại ngoại ô không chỉ là lựa chọn của các gia đình tại Hà Nội mà còn là lựa chọn của nhiều bạn trẻ. Hơn một năm nay, hầu như tháng nào, anh Nguyễn Tiến Tài (28 tuổi, Hà Nội) cũng có 1 tới 2 chuyến dã ngoại tại các địa điểm xung quanh thành phố. 

“Dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến mình không thể thực hiện các chuyến đi du lịch xa như trước đây. Trong khi đó nếu chỉ quanh quẩn với công việc ở nội thành thì mình cảm thấy vô cùng bí bách, mệt mỏi. Những chuyến dã ngoại ngoại ô trong ngày không cần quá nhiều thời gian mà vẫn mang lại khoảng thời gian thư giãn cho mình và bạn bè”, anh Tài chia sẻ.

{keywords}

Anh Tài trong một chuyến đi khám phá Đà Bắc, Hòa Bình, cách Hà Nội khoảng 90km (Ảnh:NVCC)

Trong các chuyến cắm trại, anh Tài cùng bạn bè sẽ tự tay dựng trại, chuẩn bị bếp, đồ ăn uống hay các hoạt động vui chơi. “Chúng mình không còn dán mắt vào điện thoại như trước đây mà có sự giao lưu, kết nối nhiều hơn”, anh chia sẻ. Anh Tài dự định, địa điểm cắm trại tiếp theo của anh sẽ là vườn quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ.

{keywords}

Những chuyến cắm trại là dịp để anh Tài hội họp bạn bè thân thiết (Ảnh:NVCC)

Chủ một khu cắm trại tại xã Sơn Tây, Hà Nội cho biết: Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, dù nhiều dịp cuối tuần thời tiết trở lạnh sâu nhưng vẫn có hàng chục nhóm/gia đình đến cắm trại, tổ chức hoạt động ngoài trời. Các gia đình chưa có đầy đủ dụng cụ cắm trại thường có xu hướng chọn các khu cắm trại có đơn vị quản lý để dễ dàng thuê đồ, đặt dịch vụ ăn uống...

Vừa là "tín đồ" mê cắm trại vừa có một công ty chuyên kinh doanh, phân phối chính hãng các sản phẩm cắm trại và đồ dã ngoại, anh Minh Trường cho biết: "Thời gian gần đây, nhu cầu mua đồ cắm trại, dã ngoại của khách hàng tăng đáng kể. Rất nhiều mặt hàng như lếu nóc ô tô, lều trại, bếp nướng, bàn ghế... bên chúng tôi "cháy hàng"".

{keywords}

Các mặt hàng phục vụ cắm trại được ưa chuộng

Xem gợi ý những điểm cắm trại ngay ngoại thành Hà Nội tại đây.

Linh Trang