- Hà Nội sẽ bắn pháo hoa 30 điểm tại các quận, huyện, thị xã vào đêm giao thừa. Nguồn kinh phí từ công tác xã hội hoá.
Phó Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội Trần Quốc Chiêm thông tin tại cuộc giao ban báo chí Thành uỷ chiều nay, khi thông tin về các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, TDTT trong dịp Tết Nguyên đán 2018.
Theo đó, bắn pháo hoa tầm cao tại 5 điểm: hồ Hoàn Kiếm, công viên Thống Nhất, vườn hoa Lạc Long Quân, hồ Văn Quán và sân vận động Mỹ Đình; cùng với đó là 25 điểm tầm thấp, tương ứng với 25 quận, huyện và thị xã. Vị trí bắn pháo hoa cụ thể sẽ do từng quận huyện xác định.
Phó Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội Trần Quốc Chiêm |
Ngoài ra, theo ông Chiêm, sẽ có nhiều hoạt động phong phú đón Tết như các chương trình nghệ thuật vào đêm giao thừa; Lễ hội âm thanh và ánh sáng đường phố; chiếu phim tại các quận, huyện, thị xã...
TP cũng tổ chức giải bơi chải tại Hồ Tây dự kiến vào ngày 24 - 25/2 (mùng 9, 10 Tết); Giải bơi chải truyền thống tại hồ Linh Đàm (quận Hoàng Mai); Giải vật truyền thống tại huyện Đan Phượng...
Không để tái diễn tình trạng cướp lộc
Thông tin về lễ hội đền Sóc, Phó chủ tịch huyện Sóc Sơn Lê Hữu Mạnh cho biết, lễ hội được tổ chức trong 3 ngày ( 6 - 8/1 âm lịch). Lễ hội sẽ cải tiến tục rước hoa tre từ đền Thượng xuống đền Hạ để tránh tái diễn cảnh tranh cướp lộc hoa tre phản cảm diễn ra như nhiều năm trước.
Phó chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Lê Hữu Mạnh |
Theo ông Mạnh, việc cướp lộc là quan niệm dân gian, tùy tâm lý của mỗi người.
"Riêng với chúng tôi là người quản lý thì chắc chắn không có việc cướp để có lộc. Chúng tôi đã giải quyết rất nhiều lần việc một số thanh niên tấn công đoàn rước để cướp lộc, đó là việc phản văn hóa, không ai khuyến khích tuyên truyền cho lễ hội này", ông Mạnh cho hay.
Lãnh đạo huyện Sóc Sơn nhấn mạnh việc quyết tâm sẽ thay đổi cách rước về trình tự trong lễ rước nhưng không thay đổi về bản chất. Các đoàn rước vẫn lên đền Thượng làm lễ, sau đó thôn làng vẫn tổ chức mang lễ vật xuống đền Hạ, đền Mẫu để tạ lễ. Tuy nhiên số lượng, thời gian, cách thức là do ban tổ chức quyết định.
Đề cập chuyện phát lộc gây phản cảm tại lễ hội chùa Hương vào năm ngoái, Phó chủ tịch huyện Mỹ Đức Nguyễn Văn Hậu cũng khẳng định năm nay sẽ lưu ý Ban trị sự Phật giáo của huyện quán triệt, nhắc nhở các nhà tu hành đến dự không để xảy ra chuyện tương tự.
Không bán bia ở lễ hội âm thanh ánh sáng đêm giao thừa Đề cập đến lễ hội âm thanh và ánh sáng đường phố tại một số địa điểm, PGĐ Sở VH&TT Hà Nội Trần Quốc Chiêm cho biết, TP đã thí nghiệm và phản hồi của khán giả rất thích thú. “Sự kiện do các hãng bia tài trợ, những năm trước còn có bán bia, năm nay không cho bán bia, không có lễ hội uống. Về nghệ thuật chúng tôi sẽ quản lý chương trình nghệ thuật để hấp dẫn, lôi kéo lớp trẻ”, ông Chiêm nhấn mạnh. |
Hà Nội bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2018
Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2018 tại các địa điểm trên địa bàn thành phố.
Từ 'thảm họa' ở hồ Gươm đêm giao thừa, mơ 'Quảng trường sông Hồng'
Một quảng trường mang tên Quảng trường sông Hồng. Biết đâu, những “thảm họa văn hoá” phát sinh trong không gian nhỏ hẹp sẽ không còn.
Vườn hoa hồ Gươm bị 'san phẳng' sau đêm giao thừa
Sau giao thừa, các vườn hoa quanh hồ Gươm bị tàn phá, có khu vực toàn bộ cây biến mất chỉ sau 1 đêm.
Thảm họa văn hóa ở hồ Gươm: Người Đà Lạt hiến kế
Sau nhận định về "Thảm họa văn hóa ở Hồ Gươm đêm giao thừa...", VietNamNet nhận được bài viết của giảng viên Nguyễn Huy Khuyến (Trường ĐH Đà Lạt).
Hương Quỳnh