- Trong khi Long An vững vàng ở top đầu về kiểm soát tham nhũng trong khu vực công, Hà Nội tiếp tục ở nhóm đạt điểm thấp nhất 6 năm liên tiếp.

Kết quả khảo sát Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI 2016) được công bố sáng nay cho thấy nhiều điểm sáng trong dịch vụ y tế công lập và giáo dục tiểu học công lập. Tình trạng đưa phong bì trong y tế đã giảm từ 43% năm 2015 xuống 39% năm 2016, trong khi các lĩnh vực khác tăng lên.

{keywords}
Cố vấn chính sách về thể chế của UNDP New York Jairo Acuña-Alfaro. Ảnh: Thúy Hạnh

Tuy nhiên, người dân ngày càng quan ngại về những vấn đề môi trường. Trong quản trị công vẫn tồn đọng những điểm yếu trong việc huy động sự tham gia của người dân vào quá trình ra quyết định ở cấp cơ sở, trách nhiệm giải trình của chính quyền với người dân và kiểm soát tham nhũng trong khu vực công.

“Lót tay” tăng lên

Theo kết quả PAPI 2016, chỉ số kiểm soát tham nhũng khu vực công có xu hướng giảm điểm.

Tỉ lệ người dân cho biết họ phải chi “lót tay” cho công chức để làm xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cho giáo viên tiểu học công lập để con em được quan tâm hơn vẫn tiếp tục tăng lên trong năm 2016.

Bên cạnh đó, khoảng 54% số người dân cho rằng cần phải đưa hối lộ mới xin được việc làm trong khu vực nhà nước, cao hơn con số 51% của năm 2015 và 46% của năm 2011.

Đơn cử tại Thái Nguyên, 85% người được hỏi cho biết phải lót tay mới xin được việc làm trong khu vực công, tại Bình Dương, gần 80% phụ huynh cho biết phải chi thêm tiền để con em được quan tâm hơn...

Tỉ lệ người dân cho rằng cán bộ chính quyền địa phương biển thủ công quỹ cũng tăng.

Theo báo cáo PAPI 2016, mục tiêu “công bằng trong tuyển dụng nhân lực vào khu vực công” rất khó đạt được khi thân quen và lót tay vẫn là yếu tố quyết định sự thành công của một cá nhân khi xin việc vào khu vực công.

Theo Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng (CECODES) - đơn vị tham gia thực hiện nghiên cứu PAPI, các tỉnh miền Trung và miền Nam có xu hướng được người dân đánh giá cao hơn về hiệu quả kiểm soát tham nhũng trong khu vực công.

Trong năm 2016, 3 tỉnh có điểm cao nhất ở chỉ số này là Cần Thơ, Tiền Giang và Bến Tre. Các tỉnh thấp nhất có tên TP.HCM, Hải Phòng, Bình Dương, Yên Bái, Quảng Ninh.

Điểm số của Bình Dương chỉ đạt 4,31 điểm, nhấp nhất cả nước, trong khi Cần Thơ đạt 7,14 điểm.

{keywords}
Hà Nội tiếp tục nằm trong top điểm thấp nhất về kiểm soát tham nhũng (màu vàng nhạt)

Xét tổng thể 6 năm, Long An luôn có tên trong nhóm các tỉnh đạt điểm cao nhất về kiểm soát tham nhũng. Ngược lại, Hà Nội vẫn ở trong nhóm đạt điểm thấp nhất.

Hà Nội cũng là 1 trong 5 địa phương có điểm số trách nhiệm giải trình với người dân thấp nhất, cùng với Bắc Giang, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Kiên Giang.

Quyết tâm tố cáo tham nhũng ở… mức thấp

Trong khi tình trạng vòi vĩnh khu vực công ngày càng phổ biến thì quyết tâm của người dân tố cáo tham nhũng của cán bộ nhà nước lại “ổn định” ở mức thấp. Chỉ khoảng 3% người bị nhũng nhiễu, đòi hối lộ đã tố giác, tỉ lệ này bằng 0% ở hầu hết các tỉnh, thành.

Riêng ở Quảng Ngãi, hầu hết những người đã bị vòi vĩnh cho biết họ đã tố giác hành vi đó của cán bộ, công chức.

Tuy nhiên kết quả phân tích sâu câu hỏi tại sao người bị vòi vĩnh không tố giác cho thấy, 48,2% số người đã bị vòi vĩnh đưa hối lộ cho rằng có tố giác cũng không đem lại kết quả gì, 17,4% lo ngại bị trù úm, 10,1% cho rằng thủ tục tố giác quá rườm rà, 9,6% cho biết họ không biết tố giác thế nào.

Mức độ chịu đựng sự vòi vĩnh của người dân tiếp tục gia tăng. Người bị vòi vĩnh đưa hối lộ có xu hướng không tố giác nếu số tiền chưa đến 25,6 triệu đồng, cao hơn mức trung bình của khảo sát năm 2015 (23,7 triệu đồng). Tại Tiền Giang, người dân cho biết họ chỉ tố giác nếu số tiền lên tới 50 triệu đồng.

Kết quả khảo sát PAPI 2016 đánh giá, hiệu quả kiểm soát tham nhũng của chính quyền địa phương không có chuyển biến đáng kể.

Điểm trung bình toàn quốc tiếp tục giảm và có xu hướng trở lại với mức điểm của năm 2011 sau khi tăng nhẹ vào năm 2013.

Đề nghị cách chức ông Võ Kim Cự

Đề nghị cách chức ông Võ Kim Cự

Nhiều phiếu của Đảng ủy khối cơ quan TƯ đề nghị kỷ luật cách chức ông Võ Kim Cự do có liên quan đến vụ Formosa.

Trung ương quản lý kê khai tài sản của ông Huỳnh Đức Thơ

Trung ương quản lý kê khai tài sản của ông Huỳnh Đức Thơ

Phó tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh nói về việc kê khai tài sản của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ.

Đà Nẵng kiểm tra lý do hồ sơ kê khai tài sản lãnh đạo lọt ra ngoài

Đà Nẵng kiểm tra lý do hồ sơ kê khai tài sản lãnh đạo lọt ra ngoài

Thường trực Thành ủy Đà Nẵng đã có chỉ đạo kiểm tra, rà soát để tìm lý do hồ sơ kê khai tài sản của lãnh đạo TP bị lọt ra ngoài.

Phó Thủ tướng lưu ý về tình trạng 'bôi trơn', lót tay

Phó Thủ tướng lưu ý về tình trạng 'bôi trơn', lót tay

Phó Thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình lưu ý tình trạng cán bộ, nhân viên hải quan nhận “lót tay”, “bôi trơn” để cho thông quan hàng hoá.

Bộ Công thương sẽ mở rộng điều tra vụ nghi 'lót tay' cán bộ

Bộ Công thương sẽ mở rộng điều tra vụ nghi 'lót tay' cán bộ

Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết sẽ cố gắng khách quan nhất để tìm ra sự thật clip nghi vấn cán bộ của ngành nhận tiền của DN.

Thúy Hạnh