- Đoạn đường đó, khu vực đó, cứ giờ cao điểm là ùn, không may gặp mưa nữa là kẹt cứng. Bao lâu nay, người dân thủ đô ở những điểm nóng đành bất lực chịu cảnh sống chung với... tắc. 

Hà Nội hiện có 31 điểm thường xuyên ùn tắc và có nguy cơ ùn tắc giao thông, nhất là vào giờ cao điểm.

XEM CLIP:

{keywords}
{keywords}

Điểm giao thông cầu Cót - Láng, thường xảy ra hỗn loạn trong các buổi sáng, tắc từ trong ngõ nhỏ tắc ra đường lớn (Ảnh chụp sáng 21/9)

{keywords}
Khu vực cầu Cót ra đường Láng ngày nào cũng ùn tắc hỗn loạn giờ cao điểm

XEM CLIP:

Tình trạng tắc đường xảy ra liên miên ở Hà Nội được lãnh đạo thành phố đánh giá là ở mức báo động.

{keywords}

Tuyến đường Phan Trọng Tuệ - Cầu Tó sáng 20/9, do có vụ tai nạn xe container đâm vào xe 4 chỗ nên đường tắc kinh hoàng. Đây cũng là khu vực thường xuyên ùn tắc. Ảnh: Đ. Ngọc Cương

Hà Nội hiện có 5,3 triệu xe máy, 560 nghìn ô tô, 10 nghìn xe đạp điện. Tốc độ tăng ô tô hàng năm khoảng 17%, xe máy 11%.

{keywords}

{keywords}

Suốt dọc từ Nguyễn Trãi - Tây Sơn - Nguyễn Lương Bằng và ngược lại vào các khung giờ cao điểm luôn là nỗi ám ảnh bởi tắc, bụi, khói

{keywords}

Đường Hoàng Cầu hướng đi Ô Chợ Dừa thường xuyên ùn kéo dài (Ảnh chụp sáng 21/9)

{keywords}

Trước trường tiểu học Phương Liên, hướng đi hầm đường bộ Kim Liên (Ảnh chụp 16h ngày 20/9)

{keywords}

Đường Giải Phóng trước cổng bệnh viện Bạch Mai chưa đến giờ cao điểm cũng rất đông đúc. (Ảnh chụp 15h chiều 20/9)


{keywords}

{keywords}

Đường Trường Chinh, đoạn từ Ngã Tư Sở đến Tôn Thất Tùng tắc bất kể giờ giấc.  (Ảnh chụp lúc 16h ngày 20/9)

{keywords}
Đường Khuất Duy Tiến hướng Nguyễn Trãi

{keywords}

{keywords}

Thành phố đã lên đèn, đường Nguyễn Trãi - nơi đang thi công đường sắt trên cao - vẫn chật cứng. Ảnh: Trần Thường

Theo lãnh đạo thành phố, công tác quản lý, điều hành hệ thống giao thông chưa tốt là một trong những nguyên nhân làm cho hệ thống giao thông nặng nề hơn.

{keywords}

Đường Đê La Thành đoạn qua Viện Nhi TƯ và bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Tình trạng giao thông Hà Nội tắc đường như cơm bữa vẫn chưa có hồi kết. Người dân hàng ngày ra đường vẫn phải đối phó theo nhiều hoàn cảnh, kể cả leo lên vỉa hè, lao vào ngõ nhỏ hay bất lực dựng xe lên hè đứng nhìn dòng người chen chúc nhích từng phân.


31 điểm thường xuyên ùn tắc và có nguy cơ ùn tắc

Tính đến tháng 9/2016, các ngành chức năng Hà Nội đã liệt kê 31 điểm là: Nam Chương Dương, Kim Mã- Vạn Bảo, Điện Biên- Trần Phú, La Thành - cổng Viện Nhi, Hoàng Cầu- Xã Đàn Mới, La Thành- Hoàng Cầu, Cù Chính Lan- Trường Chinh, Láng- Cầu 361, Bạch Mai- Tạ Quang Bửu, Ngõ 44 Đại La, Hồng Mai - Bạch Mai, Minh Khai- Ngõ gốc Đề, Minh Khai - Time City, Bắc Cầu Chương Dương, Trâu Quỳ- QL5.

Dọc tuyến Hồ Tùng Mậu- Cầu Giấy- Xuân Thủy có 4 điểm thường xuyên ùn tắc là Cầu Diễn, Cổng ĐHQG, gần nút giao Chùa Hà, nút Nguyễn Phong Sắc- Xuân Thủy.

Tuyến Phạm Văn Đồng có các nút: Trần Quốc Hoàn- Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt- Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế- Phạm Văn Đồng.

Bên cạnh đó là các điểm Ngã tư Canh, Nguyễn Trãi - Chiến Thắng, Trần Điền - Lê Trọng Tấn, Cầu Mọc, cầu Khương Đình, Cầu Lủ, dốc Vĩnh Hưng, Tam Trinh- Đền Lừ, Trương Định- Giáp Bát.

P.Hải

Theo bạn, muốn giảm ùn tắc, Hà Nội cần làm gì? Cấm xe máy có phải là 1 giải pháp? Chia sẻ gửi về banxahoi@vietnamnet.vn. Bài viết phù hợp sẽ được đăng tải.

Trần Thường - Đức Bảo - Diệu Bình - Tuấn Anh