Mặc dù nhịp sống đã trở về thường nhật như trước kia với sự trở lại của các cửa hàng truyền thống, nhưng thói quen mua sắm online với việc mọi thứ được giao tận cửa, thậm chí là tận bàn vô cùng tiện lợi vẫn rất “được lòng” người tiêu dùng.
Người tiêu dùng hiện đại đang sử dụng nhiều kênh và thiết bị trong hành trình mua sắm của họ. Ngoài việc mua sắm tại cửa hàng, họ còn sử dụng điện thoại, máy tính và máy tính bảng để nghiên cứu và mua sản phẩm trên các website, sàn TMĐT.
Vì lý do này, điều quan trọng là thương hiệu không chỉ cần hiện diện trên các kênh khác nhau mà còn cần đảm bảo trải nghiệm liền mạch khi khách hàng mua sắm in-store (tại cửa hàng) và online. Hay có thể hiểu đây là chiến dịch đa kênh để tăng doanh thu mà chúng ta vẫn đang nói tới rất nhiều.
Nếu như với mua sắm truyền thống, khách hàng không chỉ đơn thuần mua sản phẩm, thực tế là họ mua trải nghiệm đi kèm sản phẩm. Đó chẳng phải là những lý do cho việc sắp xếp quầy kệ, đào tạo nhân viên tư vấn, nhân viên chăm sóc, các cách thức trải nghiệm thử sản phẩm… tối ưu nhất để khiến khách hàng dễ “móc hầu bao” hơn sao? Và bên nào tạo được trải nghiệm tốt hơn rõ ràng có lợi thế cạnh tranh hơn.
Như đã nói ở trên, trải nghiệm mua sắm trên kênh online cũng quan trọng ngang bằng, hoặc thậm chí là cần phải thuận tiện hơn so với mua sắm trực tiếp tại cửa hàng.
Những trải nghiệm trên kênh online thường bao gồm tính thân thiện với người dùng, các thao tác tìm kiếm, mua, thanh toán: đơn giản luôn là tốt nhất, cá nhân hóa hành trình mua hàng không thua kém gì việc chăm sóc tại cửa hàng, có thể tiếp cận trên nhiều kênh, có thể tìm thấy cả những sản phẩm không có trên store, luôn được nhìn thấy hình ảnh, video sắc nét nhất, nhanh nhất, mới nhất về sản phẩm kèm mô tả chi tiết.
Phổ biến hiện nay là rất nhiều doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình lên gian hàng trên các sàn để thúc đẩy doanh số online. Tuy nhiên thì một gian hàng trên sàn thường có thể sẽ có sự giới hạn về số lượng sản phẩm, không có nhiều không gian để thể hiện màu sắc và cá tính thương hiệu, khó tích hợp với các công cụ nền tảng khác để mở rộng lượng tiếp cận, hoặc triển khai các chương trình riêng của thương hiệu cũng hạn chế… Khi nói đến việc xây dựng tính gắn kết khách hàng, lòng trung thành thương hiệu trên môi trường số (việc phải làm sớm hay muộn) thì xây dựng cửa hàng online và tối ưu cho cửa hàng đó để thức đẩy doanh số online là việc thiết yếu.
Nhiều doanh nghiệp cũng đã nhanh chóng “bắt trend” và xây dựng cửa hàng online riêng cho mình nhưng lại gặp cảnh phải “đập đi xây lại” nhiều lần do không hiểu rõ bản chất, cách thức cần làm và làm thế nào cho hiệu quả cũng dẫn tới nhiều hệ lụy cho doanh nghiệp, làm họ tốn thời gian, chi phí mà kinh doanh vẫn chưa “cất cánh” như kỳ vọng.
Cùng tham gia chuỗi tọa đàm “DX giải mã doanh nghiệp” do Bizfly tổ chức với sự bảo trợ truyền thông của CafeF và Cafebiz. Diễn ra vào 10:00 ngày 19/04/2022, số đầu tiên của tọa đàm có chủ đề “Hạ tầng và cấu trúc website bán hàng - Bệ phóng trong kinh doanh online 4.0” với sự chia sẻ từ: anh Nguyễn Hữu Dũng – Trưởng phòng Web Solution, Bizfly, VCCorp; anh Ngô Quang Tùng – Head of Marketing, Bizfly Cloud, VCCorp; anh Nguyễn Văn Hiệp – Co-founder kiêm CTO, Coolmate sẽ giúp độc giả có thêm những góc nhìn thực tế và kinh nghiệm từ các khách mời.
Đăng ký tham dự tọa đàm trực tuyến tại: https://sec.vn/event-giaima-1
Đến với buổi tọa đàm, độc giả sẽ được giải mã cụ thể về các vấn đề: Xây dựng hạ tầng website tối ưu cho doanh nghiệp; Cấu trúc website bán hàng giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi bán hàng; Xây dựng website bán hàng để không lệ thuộc vào sàn TMĐT; Tọa đàm và hỏi đáp và nhận e-voucher ưu đãi trị giá 500,000đ sử dụng cho tất cả các dịch vụ hạ tầng đám mây Bizfly Cloud đang cung cấp.
Phương Dung