Chương trình có sự tham gia của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, và các lãnh đạo tỉnh, đặc biệt sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp đã đem lại sự kỳ vọng rất lớn trong ngành CNHT của Hải Dương nói riêng và Việt Nam nói chung, thể hiện ở 4 nội dung sau:

Thứ nhất, lần đầu tiên có sự cam kết, chính thức ký kết triển khai giữa chính quyền địa phương với Chính phủ và doanh nghiệp.

Thứ hai, thời gian tới, Tập đoàn Samsung không chỉ dừng ở tư vấn hỗ trợ mà sẽ trực tiếp đầu tư. Khi đó sẽ tạo ra “làn sóng” đầu tư của các tập đoàn lớn trên thế giới, từ đó một loạt doanh nghiệp CNHT tại địa phương sẽ có cơ hội bứt phá, phát triển mạnh mẽ. Đây chính là tác động lan tỏa, lâu dài.

{keywords}
Hải Dương đã thu hút được hơn 130 dự án CNHT với tổng vốn đầu tư trên 1.566,88 triệu USD. Ảnh minh họa.

Thứ 3, chương trình không dừng lại ở hỗ trợ của Bộ Công thương mà sẽ có sự liên kết lớn hơn với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh.

Thứ 4, Hải Dương kỳ vọng tới đây, các doanh nghiệp của tỉnh sẽ tiếp cận được với chương trình 5S, ISO, công nghệ hiện đại, từ đó hỗ trợ lẫn nhau cùng trở thành những tư vấn viên có kinh nghiệm “thực chiến”, chia sẻ với những doanh nghiệp cần.

Tuy nhiên, theo ý kiến của giới chuyên gia, để những kỳ vọng thành hiện thực cần phải có nhiều giải pháp tổng thể.

Đến nay, tỉnh Hải Dương đã thu hút được hơn 130 dự án CNHT với tổng vốn đầu tư trên 1.566,88 triệu USD (dự án nước ngoài đăng ký) và 1.762.095 triệu đồng (dự án trong nước đăng ký).

Minh Đức