Thông tin từ Viện Công nghệ Seoul cho biết, hệ thống AI mà họ đang phát triển dựa trên các nhóm hành vi bằng cách phân tích dữ liệu từ camera, cảm biến và hồ sơ gửi dịch vụ cứu hộ kể từ tháng 4/2020.

{keywords}
Hàn Quốc phát triển công nghệ đặc biệt ngăn các vụ tự sát

Trưởng nhóm nghiên cứu Kim Joon-chul cho biết, dựa trên các chi tiết ghi nhận được từ cảnh quay của camera an ninh (CCTV) và sự do dự của một người nào đó, AI có thể dự đoán tình huống nguy hiểm và ngay lập tức cảnh báo cho các đội cứu hộ.

Liên quan đến vấn đề này, Kim Hyeong-gil, phụ trách đội cứu hộ khu vực Yeoido cho biết: “Chúng tôi tin tưởng rằng hệ thống CCTV mới sẽ cho phép nhân viên của chúng tôi theo dõi các trường hợp và giúp chúng tôi thực hiện nhiệm vụ một cách nhanh chóng và kịp thời”.

Hiện nhóm của Kim Hyeong-gil đang tích cực phối hợp với các nhà nghiên cứu để đưa ra công nghệ phù hợp mà đội cứu hộ và đơn vị phòng cháy Seoul sẽ thử nghiệm từ tháng 10 tới.

Hàn Quốc, với dân số 52 triệu người, có tỷ lệ tự tử cao nhất trong 37 quốc gia thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Số liệu của chính phủ Hàn Quốc cho thấy, trong năm 2019 có hơn 13.700 người đã tự tử.

Các cơ quan chức năng của thành phố Seoul cho biết, mỗi năm có khoảng 500 vụ tự tử được thực hiện trên 27 cây cầu bắc qua sông Hàn.

Phụ trách đội cứu hộ khu vực Yeoido cho biết thêm, số vụ cứu hộ trong năm 2020 đã tăng gần 30% so với năm 2019, trong đó các vụ tự tử chủ yếu rơi vào những người có độ tuổi từ 20 đến 30. Một trong những lý do làm gia tăng số vụ tự tử ở Seoul được cho là liên quan đến khó khăn về kinh tế và mất việc làm do đại dịch Covid-19 gây ra.

Phan Văn Hòa (theo Reuters)

Hàng trăm triệu người Trung Quốc đang theo dõi một ca sĩ không có thật

Hàng trăm triệu người Trung Quốc đang theo dõi một ca sĩ không có thật

Hàng trăm triệu người Trung Quốc đang theo dõi một ca sĩ 15 tuổi, nhưng cô chỉ là sản phẩm của phần mềm máy tính.