Hình ảnh một chàng trai đội nón bê rê, quần khăn choàng cổ, cùng nụ cười lúc nào cũng thường trực trên môi, đứng bán cà phê dạo giữa đường phố Sài Gòn tấp nập khiến bất kỳ ai đi ngang qua cũng phải ngoái lại nhìn.

{keywords}

Bất kỳ ai đi dọc trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Q.3) mỗi sáng sớm đều bị thu hút bởi một chàng trai đội nón bê rê, quấn khăn choàng bán cà phê di động với phong cách rất sành điệu.

 

{keywords}

Chàng trai Nguyễn Thanh Đạm, 33 tuổi, quê ở Hậu Giang, bắt đầu bán cà phê dạo cách đây 5 tháng sau khi theo học một khóa pha chế cà phê. “Tôi nhận thấy hình thức uống cà phê mang đi đang là xu hướng của những người vốn bận rộn với công việc, không có thời gian thưởng thức một ly cà phê trong quán nên quyết định chọn công việc này”, anh Đạm chia sẻ.

 

{keywords}

Mô hình cà phê di động không phải là hình thức quá mới ở Sài Gòn, nhưng chiếc xe máy của Đạm được trang trí rất bắt mắt: một chiếc thùng màu gỗ nâu, bên trong đựng đá, cà phê, hộp sữa và hàng loạt những chai rượu lớn nhỏ màu sắc rực rỡ. “Đây là một mô hình bar thu nhỏ. Ngoài bán cà phê đá, cà phê sữa, tôi có thể pha chế trên 50 món nước uống khác nhau trên chiếc xe này”, anh Đạm chia sẻ.

{keywords}

“Tôi học mô hình này từ người thầy là một chuyên gia bartender. Vì muốn sở hữu một quán bar cho riêng mình, thầy đã sáng chế ra mô hình bar thu nhỏ trên một chiếc xe máy. Trong một lần tình cờ tôi nhìn thấy thầy biểu diễn pha chế trên đường phố tôi mê lắm, nên đã theo học và khởi nghiệp với mô hình này”, anh nói.

{keywords}

Không chỉ học cách pha cà phê, anh Đạm cũng học thầy mình gu ăn mặc sành điệu. “Thầy tôi rất thích phong cách ăn mặc của người Đà Lạt, thích đội nón, quàng khăn. Tôi thấy gu ăn mặc của thầy rất đẹp và lạ nên đã học theo”.

{keywords}

“Trang phục thường thấy nhất của tôi là áo thun quấn khăn quàng cổ, đội nón bê rê. Có hôm tôi cũng thay đổi kiểu nón tai bèo, quấn khăn rằn hay mặc áo sơ mi tay dài. Dù trang phục hơi nóng so với thời tiết Sài Gòn nhưng tôi muốn tạo phong cách riêng nên cố gắng giữ cách ăn mặc như vậy”.

 

{keywords}

Chính nhờ phong cách ăn mặc lạ giữa đường phố Sài Gòn nên rất nhiều người đã ghé mua cà phê của anh Đạm. “Nhiều khách hàng nói rằng nhìn thấy cách ăn mặc của tôi lạ lạ nên ghé uống thử. Tôi nghĩ mình đã tạo được ấn tượng ban đầu với khách”, anh Đạm cười chia sẻ.

 

{keywords}

“Đôi khi khách hàng cũng cho biết họ ghé uống vì nhìn thấy quầy bar thu nhỏ đẹp và lạ mắt”

{keywords}

… ngay cả cách anh Đạm pha cà phê giống như một bartender trong các quán bar cũng là điều khiến khách hàng dừng chân.

 

{keywords}

Với các món thức uống có giá từ 10.000 – 20.000 đồng, mỗi ngày anh Đạm bán được khoảng 100 ly. “Từ khi lên Sài Gòn mưu sinh hơn 10 năm nay, tôi đã làm rất nhiều nghề từ bảo vệ, giao hàng đến phụ hồ, công việc nào cũng cực và thu nhập thấp. Nghề bán cà phê dạo cũng cực vì tôi bán suốt từ 6 giờ sáng đến 5 giờ chiều và bán hết nguyên tuần không nghỉ ngày nào. Thế nhưng tôi yêu thích công việc này vì tôi vừa tiếp xúc với nhiều người lại vừa thỏa được niềm đam mê pha chế. Thu nhập chưa gọi là cao nhưng cũng thoải mái hơn nhiều so với những nghề trước đây”.

{keywords}

Dù chỉ mới ra bán được gần 5 tháng, anh Đạm đã có lượng khách hàng quen ở mỗi điểm anh dừng chân. “Tổng cộng có khoảng 40 khách hàng uống cà phê của tôi mỗi ngày. Đó là lý do tôi không nghỉ bán ngày Chủ nhật vì tôi không muốn phụ lòng khách hàng khi họ đi tìm xe của mình mà mình lại không bán”.

{keywords}

Trước khi có lượng khách hàng như hiện tại, anh Đạm cho biết mình đã trải qua 3 tháng đầu tiên chạy khắp Sài Gòn, từ nhà ga, chợ đến các con đường ở khắp các quận để tìm ra những điểm bán phù hợp và có ngày chỉ bán được… 5 ly.

{keywords}

“Tính tôi khá kiên trì, đã làm việc gì là làm đến cùng. Giờ đây tôi cảm thấy vui vì mình đã có khách hàng và quan trọng là nhiều khách hàng uống cà phê của tôi như một thói quen hàng ngày”.

{keywords}

Hầu như nụ cười lúc nào cũng thường trực trên môi anh chàng điển trai này, bất kể anh đang chuẩn bị nguyên liệu, pha cà phê hay trao thành phẩm cho khách hàng.

{keywords}

”Tôi vốn là người trầm tính, ít khi cười. Nhưng từ ngày theo học thầy và đi bán cà phê tôi bắt đầu tập cười. Tuần đầu tiên bán hàng tôi cười đến đau cả hàm, nhưng sau đó thì đã quen dần nên không còn đau nữa”, anh Đạm kể.

{keywords}

Có lẽ chính nụ cười hiền lành dễ mến của anh Đạm cùng thói quen lúc nào cũng hỏi thăm, trò chuyện với khách khi bán hàng đã thêm điểm cộng khiến nhiều người quay lại uống cà phê của anh.

{keywords}

“Mong ước của tôi là sau này có thể mở một quán cà phê với phong cách pha chế và ăn mặc như thế này”.

(Theo Trí Thức Trẻ)