Mới đây, Đại học Truyền thông Trung Quốc đã bất ngờ khai mở chuyên ngành "Thể thao điện tử" với nội dung đào tạo chính quy.

Điều đáng chú ý rằng mặc dù chỉ tiêu đầu vào chỉ có vỏn vẹn 20 thành viên, thế nhưng khoa "Thể thao điện tử" mới mở ra những đã nhận được tới 985 hồ sơ đăng ký theo học. Đây có thể là một con số không tưởng khi nếu tính ra, thì tỷ lệ chọi của khoa này lên tới 1:45, với tỷ lệ đỗ là 2,2%.

 

Trong năm 2016 vừa qua, eSport - Thể thạo điện tử đạt doanh thu khoảng 50,46 tỷ Nhân Dân Tệ, chiếm tới 30,5% tổng doanh thu của ngành công nghiệp game tại Trung Quốc. Điều này có thể cho thấy tiềm năng của Thể thao điện tử trong tương lai tại quốc gia tỷ dân này.

Tất nhiên, rất nhiều thí sinh khi đăng ký thi vào trường Đại học Truyền thông Trung Quốc khoa "Thể thao điện tử" đều có tình yêu khá mãnh liệt đối với việc chơi game. Dẫu vậy, vẫn có một số người khi được phỏng vấn rằng họ thi vào ngành này... cho vui, khi cho rằng khi theo học tại trường sẽ được thỏa sức chơi game.

 

Vấn đề được đặt ra ở đây rằng trong khi Thể thao điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của người dân Trung Quốc, và đem lại nguồn doanh thu lớn cho các NPH game, thì số người thực sự hiểu biết rõ và có chuyên môn cao về Thể thao điện tử lại là rất hiếm.

Chính vì vậy, Đại học Truyền thông Trung Quốc đã quyết định thử nghiệm mở ra chuyên ngành "Thể thao điện tử" để thu hút học viên, đào tạo với chứng chỉ chính quy. Ngay sau khi khai mở, một công ty game tại Trung Quốc đã tuyên bố sẵn sàng tài trợ học bổng cho những người đạt điểm cao khi thi vào theo học chuyên ngành này.

Ngoài ra, 3 người đạt điểm cao nhất vào cuối khóa học chuyên ngành sẽ được nhận thẳng vào làm việc tại công ty game này.

 

Dễ thấy, với việc ngành công việc game tại Trung Quốc đang ngày càng phát triển, trong khi các nhân sự có trình độ cao lại khan hiếm, thì vấn đề tìm việc làm sau khi ra trường của các học viên thuộc chuyên ngành Thể thao điện tử này không phải là quá khó.

Dẫu vậy, khi đưa con mình tới thi tại trường, nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng khi thậm chí họ còn không biết Thể thao điện tử là gì. Ngoài ra, sự thay đổi trong ngành công nghiệp game cũng khiến cho không ít lo ngại rằng con cái của họ có thể bị lãng phí các kiến thức mà họ theo học tại trường chỉ sau vài năm, khi mà Thể thao điện tử có thể không còn hot nữa.