"Làm thế nào mà hơn 160 triệu phụ nữ biến mất khỏi châu Á? Câu trả lời thật đơn giản: sự lựa chọn giới tính. Sóng siêu âm quét qua, hệ quả là phá thai nếu thai nhi là nữ", tác giả Mara Hvistendahl lên tiếng trong bài viết dài trên tạp chí Foreign Policy của Mỹ.
TIN BÀI KHÁC:


Chỉ một lần xuất hiện ở Đông Nam Á, tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh gần đây đã lan tới nhiều nơi như Việt Nam, Albania hay Azerbaijan. Vấn đề trải rộng khắp những đất nước này, hơn nữa lại ở vào thời điểm mà phụ nữ đang điều hành nhiều nền kinh tế phát triển.


Trong khi đó ở Ấn Độ, các cố vấn từ Ngân hàng Thế giới và các tổ chức khác đã gây sức ép lên chính phủ để chấp nhận một mô hình kiểu mẫu, như nhà hoạt động sức khoẻ cộng đồng Sabu George chỉ ra là "nơi mà toàn bộ vấn đề là dân số".

Quỹ Rockefeller chi 1,5 triệu USD cho Viện Khoa học Y tế Ấn Độ (AIIMS) và Quỹ Ford đã đóng góp hơn 63.500 USD cho "nghiên cứu về sinh học sinh sản". Và một thời điểm nào đó giữa những năm 1960, giám đốc y tế Hội đồng dân số Sheldon Segal chỉ ra cho những bác sỹ của Viện cách thức kiểm tra các tế bào con người, các nhiễm sắc thể giới tính biểu thị một người nào đó là nữ - một phương pháp tiên liệu giới tính bào thai.

Không lâu sau đó, kỹ thuật phát triển và việc xác định giới tính bào thai trong quý 2 của tuổi đã có thể nhờ phương pháp chọc ối. Năm 1975, các bác sỹ AIIMS khởi đầu những thử nghiệm phá thai chọn giới tính tại một bệnh viện chính phủ, đề nghị chọc ối miễn phí cho những phụ nữ nghèo và sau đó giúp đỡ họ, và họ chọn phá thai trên cơ sở giới tính.

Ước tính khoảng 1.000 phụ nữ mang bào thai gái đã phải phá thai. Các bác sỹ chào hàng nghiên cứu như một thí nghiệm điều tiết dân số và phá thai chọn giới tính trải dài khắp Ấn Độ.

Hậu quả khủng khiếp

Sự lựa chọn giới tính tác động tới Trung Quốc cùng năm mà những thí nghiệm của AIIMS bắt đầu. Nước này chấp nhận sự giúp đỡ của phương Tây muộn, vào năm 1979. Nhưng sau nhiều năm bị cách ly khỏi Trung Quốc, Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNPFA) và IPPF chớp lấy cơ hội để đóng một vai trò trong đất nước đông dân nhất thế giới, với việc UNFPA đóng góp 50 triệu USD cho máy vi tính, tập huấn và công khai ngay trước khi chính sách một con được đưa ra.

Một cách công khai, nhân viên ở cả UNFPA và IPPF nói rằng chính sách mới của Trung Quốc dựa trên thiên hướng khác thường về chủ nghĩa cộng sản của người Trung Quốc. Nhưng theo bản miêu tả mang tên Quan Niệm Sai Lầm Chết Người của sử gia Matthew Connelly thuộc đại học Columbia về điều tiết dân số, tháng 1/1986 nhân viên thông tin của IPPF là Penny Kane đã phàn nàn về chứng cứ chứng tỏ chính quyền địa phương muốn đạt được chỉ tiêu sinh nở mới thông qua phá thai cưỡng ép.

Các bản báo cáo đó cuối cùng bị rò rỉ, cũng như các thông tin về phá thai chọn giới tính. Năm 1982, nhà báo Victoria Graham của hãng tin AP cảnh báo rằng, đó là điềm báo trước cho một khuynh hướng lan rộng.

"Đó không phải là những trường hợp tách biệt", cô viết và cho biết thêm: "Các nhà nhân khẩu học đang cảnh báo rằng nếu sự cân bằng giới bị biến đổi do phá thai và giết hại trẻ em thì sẽ dẫn đến những hậu quả khủng khiếp". 

Ngày nay, một số trong những hậu quả khủng khiếp đó đã trở nên rõ ràng một cách báo động, tới mức các tổ chức như UNFPA không thể thực thi những dịch vụ hợp pháp trong thế giới đang phát triển vì sự kết nối lịch sử của họ với điều tiết dân số.

Tin tức về chọn lựa giới tính và phá thai cưỡng ép đã tiếp sức cho phong trào chống phá thai ở Mỹ. Những người phản đối xuất hiện tại hội thảo dân số thế giới năm 1984 ở Mexico, trưng ra những bằng chứng về việc lạm dụng ở Trung Quốc. Năm sau đó, Tổng thống Ronald Reagan tuyên bố cái mà sau này trở thành "luật bịt miệng toàn cầu", cắt phăng 46 triệu USD trong các quỹ dành cho UNFPA – số tiền lẽ ra đã đến với sức khoẻ bà mẹ và trẻ em cũng như điều tiết dân số. Cuộc đấu tranh để kiếm nguồn vốn đài thọ cho sức khoẻ sinh sản kéo dài hơn 2 thập niên tiếp theo với kết quả là các tổng thống Mỹ rút lại hoặc phục hồi luật bịt miệng tùy theo những dòng người ủng hộ.

Ngày nay, tất nhiên, UNFPA và
Hiệp hội Kế hoạch hoá gia đình Quốc tế được dẫn dắt bởi một làn sóng mới của những quan chức theo thuyết bình đẳng nữ quyền, những người kiên quyết đảm bảo quyền sinh sản và họ không còn cấp vốn cho điều tiết dân số toàn cầu nữa.

Nhưng nền chính trị vốn hay tranh cãi của Mỹ đã khiến nhóm này và những nhóm khác sa lầy trong cái mà Joseph Chamie, Cựu Chủ tịch Ban Dân số Liên Hợp Quốc gọi là "sự ràng buộc phá thai". Liên Hợp Quốc đã ra một thông báo liên cơ quan lên án lựa chọn giới tính và phác thảo những đề nghị cho các hoạt động hồi tuần trước. UNFPA cũng nằm trong các cơ quan giúp cho việc phác thảo đó. Liên Hợp Quốc cũng cấp vốn cho nghiên cứu lựa chọn giới tính và bất cân bằng tỷ lệ giới tính ở cấp địa phương. 
 
Tuy nhiên, những hệ quả của nó trong thế giới đang phát triển tiếp tục ám ảnh những người lãnh đạo, gây hại cho phụ nữ toàn cầu. Những lo ngại tồn tại trong việc đảm nhiệm chương trình liên quan đến phá thai mà các nhà hoạt động và các nhà nhân khẩu học đã nói với tôi giờ đây đang khiến UNFPA lưỡng lự trong việc đặt lựa chọn giới tính lên vị trí đầu ở cấp quốc tế, tạo cơ hội cho các tổ chức thù địch điều chỉnh chương trình hợp với chương trình nghị sự của họ. 

Trong khi đó, khi các chính trị gia Mỹ tranh cãi xung quanh việc có cắt giảm quỹ
Hiệp hội Kế hoạch hoá gia đình hay không và quyền của người công giáo liệu có vượt qua những lệnh cấm về phá thai chọn giới tính ở cấp bang hay không, kết quả của 3 thập niên lựa chọn giới tính ở những nơi khác trên thế giới đang trở nên rõ ràng tới mức báo động.

Tệ nạn gia tăng

Ở Trung Quốc, Ấn độ, Hàn Quốc và đảo Đài Loan, thế hệ đầu tiên hình thành bởi lựa chọn giới tính đã lớn lên, và đàn ông đang vật lộn để tìm phụ nữ, đầu hàng trước sự gia tăng tệ hại nạn buôn bán cô dâu.

Ở một thị trấn phát triển của Trung Quốc, tôi được xem một vở kịch với một phụ nữ gầy yếu thất vọng đến từ vùng núi nghèo khó phía Tây, người bị lừa sang miền đông và bị gả bán. Còn ở vùng châu thổ sông Mê Kông, tôi đã đến thăm một cộng đồng cư dân trên đảo, nơi phụ nữ địa phương bị bố mẹ gả bán với giá chỉ vài nghìn đô cho những người đàn ông "thừa mứa" ở Đài Loan.

Những người ủng hộ nữ quyền ở châu Á lo ngại rằng, khi phụ nữ trở nên sợ hãi, họ sẽ chịu áp lực phải đóng các vai trò trong gia đình, trở thành một bà nội trợ, một người mẹ chứ không phải nhà khoa học hoặc chủ doanh nghiệp. 

Nhưng điều gì xảy ra với những người phụ nữ chỉ là một phần của câu chuyện. Nói một cách nhân khẩu học thì phụ nữ có ý nghĩa càng ngày càng ít đi. Đến năm 2013, ước tính cứ trong 10 người đàn ông ở Trung Quốc thì sẽ có một người thiếu bạn đời. Và đến những năm cuối của thập niên 2020, tỷ lệ đó sẽ là 1 trong 5.

Thanh Hảo (gt)