Đây là nhận định được các chuyên gia đưa ra tại Diễn đàn Thành phố thông minh và bền vững do Đại học RMIT phối hợp cùng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Trung tâm hỗ trợ và tư vấn chuyển đổi số TP.HCM (DXCenter) vừa tổ chức. Diễn đàn quy tụ các chuyên gia hàng đầu cùng thảo luận về cách đẩy mạnh mối quan hệ giữa đô thị thông minh và tính bền vững.

Theo ông Trần Ngọc Linh, Cục phát triển đô thị (Bộ xây dựng), tỷ lệ đô thị hóa tại Việt Nam hiện vào khoảng 40% và CMCN 4.0 ảnh hướng trực tiếp đến việc xây dựng và phát triển các đô thị thông minh.

“Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hướng đến sự phát triển và hoàn thiện đô thị rất rõ nét, khi chúng ta có các quy hoạch đô thị thông minh hơn, hạ tầng đô thị thông minh, các vấn đề quản lý đầu tư hạ tầng thông minh trong đô thị. Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ cũng ảnh hưởng đến sự tham gia trực tiếp của người dân ở các đô thị”, ông Linh nói.

{keywords}
Hệ thống dữ liệu là một trong những yếu tố quan trọng của đô thị thông minh

Điều này cũng lý giải vì sao các đô thị có tiềm lực mạnh, trình độ và hạ tầng khoa học kỹ thuật tốt đều đi đầu trong xây dựng các đô thị thông minh. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho hay, trong xu thế hiện nay, sự phát triển của đô thị thông minh không chỉ dừng lại ở quy mô đô thị mà còn phát  triển ở các cấp độ nhỏ hơn, chẳng hạn là các khu đô thị mới. 

Theo ông Trần Ngọc Linh, Bộ Xây Dựng đã có Đề án phát triển đô thị thông minh và bên vững ở Việt Nam vào năm 2018 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tại đề án này, Bộ Xây Dựng không đặt tham vọng đặt ra định nghĩa riêng về đô thị thông minh mà đi tìm bản chất về đô thị thông minh là gì.

Theo đó, vị này cho hay một đô thị thông minh cần phải đảm bảo được các yếu tố: Quy hoạch thông minh; xây dựng và quản lý đô thị thông minh; cung cấp các dịch vụ tiện ích thông minh cho người dân và cuối cùng là hệ thống cơ sở dữ liệu số hóa liên thông để xây dựng được khu đô thị thông minh.

“Bài toán xây dựng đô thị thông minh, một mặt nào đó phản ánh được việc chúng ta có thể xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ hay không, sự chia sẻ dữ liệu giữa các bên như thế nào. Cơ sở dữ liệu quyết định sự thông minh của đô thị”, ông Trần Ngọc Linh chia sẻ.

Theo đó, khi xây dựng được các hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin đô thị được cập nhật hơn, xác thực hơn và được liên thông đa ngành hỗ trợ cho các công cụ phân tích dữ liệu dự báo các phần mềm hỗ trợ ra các quyết định quản lý.

Các chuyên gia cũng đồng tình, hệ thống cơ sở dữ liệu số hóa quyết định tính thông minh của đô thị. Đồng thời cho rằng, đô thị thông minh là chựa chọn chứ không phải là yêu cầu bắt buộc. Do đó, các địa phương phải cân nhắc đến các nguồn lực khi xây dựng đô thị thông minh.

Địa phương không nên xây dựng đô thị thông minh theo phong trào

Trong tiến trình xây dựng đô thị thông minh, theo các chuyên gia, việc xây dựng thí điểm là một khâu quan trọng bởi chỉ khi áp dụng xây dựng thí điểm mới phát hiện ra các rào cản của chính sách và qua đó có thể sửa đổi hành lang pháp lý bổ sung, hoàn thiện để thúc đấy đô thị thông minh một cách tốt hơn.

Khi xây dựng các đô thị thông minh, Chính phủ và các cơ quan quản lý tại trung ương đóng vai trò trong xây dựng các chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn chung thúc đẩy sự hợp tác và phối hợp các bên liên quan, phát triển các ứng dụng đô thị thông minh....Trong khi đó, các địa phương cần cẩn trọng, không phát triển đô thị thông minh theo phong trào và rà soát tổng thể các tiềm lực, ưu thế cũng như xác định cụ thể các kết quả theo từng giai doạn.

"Phát triển đô thị thông minh phải lấy con người làm trung tâm đảm bảo nhất quán theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn chung. Đề án phát triển đô thị thông minh đặc biệt coi trọng nhận thức cũng như sự tham gia của các bên trong quá trình xây dựng", ông Linh nói thêm.

Duy Vũ

Phát triển đô thị thông minh phải gắn kết chặt với quá trình chuyển đổi số địa phương

Phát triển đô thị thông minh phải gắn kết chặt với quá trình chuyển đổi số địa phương

Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, trong bối cảnh Việt Nam đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia, phát triển đô thị thông minh chính là chuyển đổi số trong đô thị đó. Thành phố thông minh không thể tách rời quá trình chuyển đổi số địa phương.