Các nhà khoa học đã phát hiện có nhiều loại hạt vi nhựa khác nhau trong đồ nhựa chỉ dùng 1 lần.
Ống hút nhựa nguy hiểm ra sao mà nhiều nơi phải cấm dùng?
Tái sử dụng đồ nhựa dùng một lần, dễ ‘rước họa vào thân’
Những đồ nhựa dùng một lần ngày càng được nhiều bà nội trợ và hàng quán sử dụng bởi sự tiện lợi của chúng. Tuy nhiên, điều khiến người tiêu dùng lo ngại khi mới đây, các nhà khoa học của trường ĐH Y khoa Vienne (Áo) đã phát hiện có nhiều loại hạt vi nhựa khác nhau trong chất thải của con người.
Các nhà khoa học suy đoán rằng, con người ăn các loại hạt vi nhựa từ đồ hải sản, khói bụi, bao bì thực phẩm hoặc chai nhựa...
Sử dụng đồ nhựa 1 lần có nguy cơ nhiễm hạt vi nhựa vào cơ thể (ảnh minh họa) |
Theo PGS.TS Trần Thượng Quảng, Phó trưởng bộ môn Hóa hữu cơ, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, các loại nhựa dùng để sản xuất các vật dụng đựng thực phẩm dùng 1 lần thường được làm từ nhựa PP (hộp nhựa trong, thìa nhựa), nhựa PE, nhựa PS (hộp xốp), nhựa PVC (hộp nhựa trong, màng bọc thực phẩm), nhựa PET (chai nước).
Nhựa là các hợp chất cao phân tử, có kích thước phân tử lớn nên thường được xem là trơ hóa sinh và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên các monomer chưa tham gia phản ứng và các oligomer nhỏ vẫn có thể được tìm thấy trong vật liệu vì phản ứng trùng hợp tạo polymer thường không hoàn toàn. Hàm lượng của chúng trong các sản phẩm có thể thay đổi từ vài phần triệu đến vài phần trăm tùy thuộc vào loại polymer và quy trình sản xuất. Các monomer độc hại với sức khỏe của con người.
Nhựa PVC được xem là độc hại khi xem xét đến thành phần monomer, nhựa PP, PE và PVA được đánh giá là ít nguy hiểm nhất. Ngoài các monomer, các thành phần khác cũng có thể tồn tại trong nhựa như dung môi hữu cơ (metanol, cyclohexan và heptan), các chất khơi mào (kali persulfate và benzoyl peroxide), chất xúc tác và các chất phụ gia khác vẫn có thể được tìm thấy trong thành phần của nhựa. Đây là những chất độc hại cho cơ thể. Phụ thuộc vào nhà sản xuất và quy trình sản xuất mà những chất này có nhiều hay ít trong nhựa.
Các chất này đều gây hại cho sức khỏe của con người. Việc quản lý chất lượng nhựa là rất cấp bách. Nhựa sạch và an toàn là các loại nhựa mà hàm lượng các chất tồn dư phải nằm trong ngưỡng cho phép. Tại Việt Nam, việc kiểm soát chất lượng sản phẩm nhựa trên thị trường gặp nhiều khó khăn nên không tránh khỏi việc các loại nhựa không đảm bảo an toàn được bày bán ra thị trường.
Phân tích về nguy cơ khiến hạt vi nhựa xâm nhập vào cơ thể con người, PGS.TS Trần Thượng Quảng nói rõ: “Microplastic là những hạt nhựa nhỏ, chúng có thể tồn tại trong các chai nhựa PET dùng để đựng nước uống, hoặc trong các hộp nhựa dùng một lần do quá trình phân hủy nhựa trong thời gian sản xuất hoặc nhựa để lâu ngày. Do đó, khi chúng ta sử dụng đồ nhựa dùng một lần để đựng thực phẩm thì các hạt microplastic sẽ xâm nhập vào cơ thể”.
Khi thải các chai nhựa, túi nilon ra môi trường sẽ bị phân hủy thành những hạt microplastic và phân tán vào đất, vào nguồn nước và sẽ hấp thụ những hạt nhựa micromet trong rau, củ quả, động vật hoặc gia súc, hải sản, chúng ăn vào cũng bị nhiễm. Vì những nguy cơ này, chúng ta nên loại bỏ thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần, đồng thời sử dụng các vật dụng từ các vật liệu khác như thủy tinh, gốm, sứ…
(Theo VOV)
Bao bì nhựa, cốc dùng một lần có thể gây ung thư cho người dùng
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, bao bì nhựa, cốc dùng một lần và sản phẩm làm từ cao su chứa hóa chất có thể gây ung thư cho người dùng.
Cốc nhựa dùng một lần: Bị ‘cấm cửa’ ở nhiều nước, Việt Nam vẫn thịnh hành
Trên thế giới, nhiều quốc gia đã tẩy chay đồ nhựa dùng một lần nói chung và cốc nhựa dùng một lần nói riêng, điển hình như Pháp, Mỹ và Canada và mới đây nhất là Scotland.