- Sau khi VKS đề nghị thu hồi số tiền 6.127 tỉ đồng, 3 ngân hàng BIDV, Sacombank và TPBank đã có đơn cầu cứu, đề nghị can thiệp. 

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết đã nhận được công văn của 3 ngân hàng BIDV, Sacombank và TPBank phản ảnh diễn biến phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng xây dựng (VNCB).

{keywords}
Bị cáo Phạm Công Danh

Theo đó, đại diện Viện KSND TP.HCM giữ quyền công tố tại tòa đề nghị thu hồi số tiền 6.127 tỷ đồng tại 3 ngân hàng TCMP trên để khắc phục 1 phần hậu quả thiệt hại xảy ra tại VNCB.

Theo Hiệp hội, căn cứ vào kết luận giám định số 1637/KLGĐ-NHNN ngày 16/3/2017 của Ngân hàng Nhà nước khẳng định, 3 ngân hàng BIDV, Sacombank và TPBank đã thực hiện việc thu hồi nợ của khách hàng đúng quy định, đúng thỏa thuận hợp đồng đã ký, không có thiệt hại xảy ra tại 3 ngân hàng. 

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhận định, việc thực hiện như kiến nghị thu hồi số tiền 6.127 tỉ đồng của đại diện VKS sẽ gây khó khăn, cản trở cho hoạt động của các ngân hàng.

Cụ thể, theo quy định pháp luật hiện hành, các ngân hàng cho vay không có trách nhiệm phải tìm hiểu và xác minh nguồn gốc số tiền trên tài khoản thanh toán của bên vay trước khi thu hồi nợ. Nếu buộc phải thực hiện việc này, các ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn, thủ tục hành chính, chi phí, thậm chí là không đủ điều kiện, cơ sở để xác minh.

Việc ngân hàng thu hồi nợ từ khách hàng được pháp luật bảo vệ. Do đó kiến nghị của Viện KSND về việc thu hồi 6.127 tỷ đồng từ 3 ngân hàng là không đảm bảo quyền và lợi ích của các ngân hàng theo quy định pháp luật.

Ngoài ra việc thu hồi như đề cập, nếu được thực hiện sẽ tạo tiền lệ, có thể dẫn đến hàng loạt các giao dịch vay vốn, gửi tiền với giá trị nhiều tỷ đồng có nguy cơ xảy ra tranh chấp, làm xáo trộn các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại hợp pháp, hợp lệ đang vận hành bình thường. Cụ thể là số tiền ngân hàng thu hồi nợ, tất toán nhiều năm trước có thể bị khách hàng vay lật lại, đòi lại với lý do nại ra là nguồn gốc tiền để trả nợ không hợp pháp hoặc bị thu hồi theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Theo Hiệp hội ngân hàng, việc kiến nghị thu hồi khoản tiền lớn như trên có thể tạo tiền lệ, gia tăng các rủi ro pháp lý không dự liệu được cho các tổ chức tín dụng, khách hàng vay và người gửi tiền, xáo trộn môi trường kinh doanh, làm mất niềm tin của khách hàng vào các tổ chức tín dụng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng...

Phạm Công Danh ‘gánh’ nợ cho đại gia Hứa Thị Phấn 22.000 tỷ

Phạm Công Danh ‘gánh’ nợ cho đại gia Hứa Thị Phấn 22.000 tỷ

Nguyên Giám đốc VNCB CN Sài Gòn Mai Hữu Khương chỉ ra, tại thời điểm Phạm Công Danh nhận chuyển nhượng từ bà Hứa Thị Phấn, khoản nợ lớn nhất Danh nhận là 22.000 tỷ. 

Nóng chuyện đề nghị thu hồi hơn 6.126 tỷ vụ Phạm Công Danh

Nóng chuyện đề nghị thu hồi hơn 6.126 tỷ vụ Phạm Công Danh

Tại phiên xét xử vụ Phạm Công Danh, đại diện VKS đề nghị thu hồi hơn 6.120 tỷ đồng từ các ngân hàng BIDV, Sacombank, TPbank cho Ngân hàng xây dựng để khắc phục hậu quả. Việc này đã gây ra tranh cãi.

Phạm Công Danh ‘thân bại danh liệt’ vì mua ngân hàng của bà Hứa Thị Phấn?

Phạm Công Danh ‘thân bại danh liệt’ vì mua ngân hàng của bà Hứa Thị Phấn?

Theo các luật sư, việc nhận chuyển nhượng lại Ngân hàng Đại Tín của bà Hứa Thị Phấn, Phạm Công Danh đã tiêu tan sự nghiệp gây dựng trong 50 năm và bản thân bị cầm tù với bản án 30 năm.

Phạm Công Danh bị đề nghị 20 năm tù, Trầm Bê 5-6 năm tù

Phạm Công Danh bị đề nghị 20 năm tù, Trầm Bê 5-6 năm tù

Đại diện VKS đề nghị tuyên phạt Phạm Công Danh 20 năm, Trầm Bê 5-6 năm tù và thu hồi hơn 6.120 tỷ đồng từ các ngân hàng BIDV, Sacombank, TPbank cho Ngân hàng xây dựng để khắc phục hậu quả.

Mắc bệnh ‘nhà giàu’, đại gia gặp khó tại phiên tòa Phạm Công Danh

Mắc bệnh ‘nhà giàu’, đại gia gặp khó tại phiên tòa Phạm Công Danh

Cùng nổi tiếng trong ngành tài chính ngân hàng, bất ngờ cùng “dính chàm” trong đại án Phạm Công Danh và đặc biệt cả 3 đại gia Trần Bắc Hà, Hứa Thị Phấn, Trầm Bê hiện đều mắc bệnh trọng.

Linh An - Đoàn Nga