Theo anh Bùi Văn Toản (38 tuổi) ở huyện Ninh Giang (Hải Dương), chủ nhân của Cây tùng kiểng trên, tùng la hán của anh có khoảng trên dưới 100 tuổi và có nhiều đại gia trong làng cây trả giá trên 300 triệu đồng, song anh chưa muốn bán mà đợi khách trả 500 triệu đồng mới xuất vườn.

"Cây kiểng của tôi có dáng trực, gốc và cành rất lớn, gồm 9 bông tán và cao gần 2m, hiện gia đình đã đang đưa ra giá xuất vườn chính thức cho khách là 500 triệu đồng" - anh Toản nói.

{keywords}
Cây tùng la hán của anh Toản khá già nên có gốc thân rất cổ thụ.

Anh Toản cho biết thêm, cây tùng la hán này được anh mua về từ một nhà vườn ở trong tỉnh và anh đã phải mất gần 20 năm để chăm sóc cắt tỉa, tạo dáng thì cây mới hoàn thiện được như hiện tại. 

"Điểm nhấn tạo nên giá trị cho cây là bộ bệ và thân cành rất côn, cân đối" - anh Toản chia sẻ.

{keywords}
 Hiện cây tùng của anh Toản đã được nhiều khách đến thăm quan, hỏi mua nhưng do chưa được giá nên gia đình anh chưa muốn bán.

Chia sẻ với phóng viên về giá trị của cây tùng la hán, anh Phạm Nam, chủ một nhà vườn cây cảnh ở huyện Đông Anh (Hà Nội) cho rằng: "Tùng la hán có nhiều tác dụng, có thể trồng làm cây bonsai hoặc làm cây cảnh bình thường..., trong các nhà vườn chơi cây ở cả nước có nhiều cây tùng trị giá tiền tỷ để hàng chục tỷ".

{keywords}
Gốc  cây hổ phách (tùng già) của anh Toản khá dị.

"Khi nói đến tùng là nói đến khí phách của người quân tử. Sống giữa rừng sâu, núi cao chỉ có tùng mới đủ sức vươn lên khỏi các bụi cây lúp xúp để đón nắng và gió trời và cũng chỉ có tùng mới chịu được mọi sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Đặc biệt, nhựa cây tùng già (hổ phách) ngoài việc để làm hương liệu còn là một linh dược quý để trị bệnh cứu người nên được rất nhiều người ưa chuộng và săn tìm mua về chơi" - anh Nam cho hay.

{keywords}
Anh Toản đang chăm sóc cây tùng kiểng của gia đình.

(Theo Dân Việt)