Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao mình lại thường tiêu nhiều tiền hơn dự định khi vào siêu thị? Thực tế, các siêu thị có nhiều chiêu để khiến bạn chi nhiều tiền hơn mà có thể bạn không nhận ra.

Một cách hiệu quả để chống lại cơn cám dỗ trong siêu thị là liệt kê những thứ cần mua và đem vừa đủ tiền.

Nhưng phải công nhận là người bán hàng nào cũng có chiêu để dụ dỗ "con mồi" tự sa chân vào bẫy! Tủ đựng đồ là một ví dụ.

Hóa ra tủ đựng đồ ở siêu thị không phải dùng để đề phòng trộm cắp, tác dụng của chúng lại là một
 

Các siêu thị đặt dãy tủ khóa ở cửa ra vào không phải vì sợ bọn ăn cắp sẽ giấu đồ lấy được vào trong ba lô. Trên thực tế, những chiếc tủ này ở đó là để bạn có thể ung dung mua sắm mà không phải lo mang vác theo đồ. Bởi vì, nếu mang theo một chiếc túi nặng trịch trên vai thì rất ít khả năng là bạn sẽ mua nhiều đồ hơn.

Và khách hàng chỉ nhận ra mình đã mua quá nhiều đồ ở siêu thị sau khi bước chân ra khỏi đây. Đây là một chiêu dụ khách mua sắm cực kì tinh vi của các siêu thị mà không phải ai cũng nhận ra.

Ngoài ra, các siêu thị còn sử dụng một số thủ thuật để kích thích khách mua sắm sau:

Xếp những thứ có liên quan đến nhau ở cạnh nhau

Hóa ra tủ đựng đồ ở siêu thị không phải dùng để đề phòng trộm cắp, tác dụng của chúng lại là một
 

Có lẽ bạn nghĩ đây chỉ đơn thuần là một cách sắp xếp để khách hàng tiện mua đồ. Không đâu, họ có lí do cả đấy. Chính vì sự tiện lợi đó mà bạn hãy mua thêm những món đồ không cần thiết.

Chẳng hạn, bạn đã mua sữa và trứng. Ngay sau đó, bạn sẽ thấy đập vào mắt mình là bơ và pho mát. Và rồi, bạn không thể chỉ ăn bơ, bánh mì ở ngay bên cạnh để bạn ăn cùng với bơ. Cứ thế, từ chỗ chỉ định mua sữa và trứng, bạn đã khuân về vô số thứ.

Quà tặng miễn phí

Để nhận được một quà tặng miễn phí, bạn thường phải có một hóa đơn mua hàng đạt đến một mức tiền nhất định. Và các món quà này thường hướng tới trẻ em. Khi đứa trẻ muốn có đầy đủ bộ sưu tập đó, bạn sẽ phải đến siêu thị thường xuyên hơn và phải tiêu một số tiền thường khá cao. Tưởng là quà miễn phí nhưng thực ra bạn vẫn phải trả tiền.

Nhãn dán giảm giá là một cách tạo trò chơi với khách hàng

Hóa ra tủ đựng đồ ở siêu thị không phải dùng để đề phòng trộm cắp, tác dụng của chúng lại là một
 

Ngày bé, nhiều người trong chúng ta thường có những cuốn album đầy những nhãn dán thu thập từ kẹo cao su và những thứ tương tự như thế, đến khi lớn lên, đây chắc chắn vẫn là một điều vô cùng thú vị. Hiểu được điều đó, những chuyên gia marketing thuộc các chuỗi bán lẻ đã khéo léo tung ra các bản catalog khiến khách hàng muốn lao vào sưu tập thật nhiều nhãn dán để được giảm giá.

Đây chính là lúc trò chơi bắt đầu, nếu may mắn dán kín cuốn catalog, bạn sẽ cảm thấy mình như giành được một chiến thắng và sẽ thực sự khao khát lựa lấy một món đồ trong đó. Tuy nhiên, nếu các siêu thị chỉ đơn giản đặt sản phẩm bạn muốn mua lên trên kệ thì nhiều khả năng bạn sẽ chẳng thèm để ý tới chúng bao giờ đâu.

Mở bản nhạc êm ái, ngọt ngào

Hóa ra tủ đựng đồ ở siêu thị không phải dùng để đề phòng trộm cắp, tác dụng của chúng lại là một
 

Bản nhạc yêu thích mà bạn từng nghe trong buổi hẹn hò lãng mạn đang vang lên và bạn trở nên hào phóng hơn bao giờ hết. Thứ âm nhạc ma quái này khiến những lo lắng, muộn phiền của bạn giảm xuống, nó thư giãn bạn và khiến bạn dễ dàng rút ví hơn.

Thực tế, âm nhạc mà bạn nghe được trong siêu thị không phải là một danh sách phát ngẫu nhiên. Nó được lựa chọn cẩn thận bởi một "kiến trúc sư âm thanh", người phân tích thị hiếu của các khách đến siêu thị.

Douglas Rushkoff, tác giả của cuốn sách "Coercion: Why we listen to what they say" (1999), nói rằng các siêu thị sử dụng âm nhạc rất tốt, với những bản nhạc có tiết tấu chậm hơn, giúp họ bán thêm được 38% lượng hàng. Trong khi đó, các quán ăn nhanh lại dùng loại âm nhạc có nhịp điệu nhanh hơn, giúp tăng tỉ lệ nhai của các thực khách.

Thẻ tích điểm thưởng thường dùng để theo dõi bạn

Hóa ra tủ đựng đồ ở siêu thị không phải dùng để đề phòng trộm cắp, tác dụng của chúng lại là một
 

Nếu bạn được cửa hàng tặng thẻ chiết khấu phần trăm hoặc thẻ tích điểm thưởng, bạn sẽ cảm thấy mình như một khách hàng đặc biệt, nhất là khi đó là một chiếc thẻ vàng. Đúng thật là khi dùng thẻ sẽ có chiết khấu nhưng mục đích chính của nó là thu thập thông tin về hoạt động mua bán của bạn.

Khi điền vào đơn, bạn sẽ cung cấp cho họ thông tin về tuổi tác, thông tin liên hệ và hầu hết là bạn đã đăng ký nhận quảng cáo. Thông tin cá nhân của bạn sẽ được doanh nghiệp sử dụng hợp pháp để nghiên cứu về bạn, nhiều hơn những gì bạn có thể tưởng tượng.

Ví dụ, các chuyên gia marketing biết bà bầu sẽ mua các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp không mùi, họ mua các loại vitamin, canxi, kẽm và magie. Doanh nghiệp sẽ nhìn thấy danh sách mua bán nếu bạn sử dụng thẻ và họ có thể đoán ra bạn đang mang bầu. Và đây chính là lúc họ tung ra các quảng cáo giảm giá các sản phẩm về trẻ em cho bạn.

(Theo Gia đình & Xã hội)

Những tấm gương đặt trong siêu thị không đơn thuần chỉ là để bạn soi gương đâu, mục đích của nó sẽ khiến bạn phải ngã ngửa

Những tấm gương đặt trong siêu thị không đơn thuần chỉ là để bạn soi gương đâu, mục đích của nó sẽ khiến bạn phải ngã ngửa

Một số siêu thị có đặt gương phía trên các quầy hàng. Bạn nghĩ chúng để làm gì? Tăng không gian, hay để giúp bạn... soi gương? Mục đích của những chiếc gương này "thâm thúy" hơn nhiều.