Năm 2022 do ảnh hưởng của 4 đợt dông lốc, sét, mưa lớn cục bộ nên tỉnh Quảng Nam thiệt hại nặng nề uớc tính tổng thiệt hại khoảng 4.900 tỷ đồng. Trên biển xảy ra 74 vụ/28 phương tiện, làm chết 50 người, mất tích 3 người; bị đau, bị thương 59 người; hư hỏng 20 phương tiện, cháy hoàn toàn 8 phương tiện. Ngoài ra, đuối nước 10 vụ/10 người, làm 9 người chết và 1 người bị thương...

6 tháng đầu năm 2023, tại Quảng Nam xảy ra 22 vụ tai nạn trên biển với 6 phương tiện, làm chết 10 người, mất tích 1 người và bị đau 9 người. Xảy ra 3 vụ cháy rừng với diện tích 45ha...

Trong năm 2023, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN của tỉnh Quảng Nam đã thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong đó tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, ứng dụng công nghệ thông tin trên các ứng dụng nền tảng số để người dân được cập nhật nhanh chóng.

Nhằm cập nhật thông tin nhanh chóng từ các dữ liệu phòng chống thiên tai, ngay từ tháng 8/2023, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam đã hoàn thiện ứng dụng phòng chống thiên tai - PCTT Quảng Nam để triển khai trên địa bàn tỉnh và đề nghị cán bộ, các tầng lớp nhân dân cài đặt ứng dụng này. 

mua lu.png
Người dân khắc phục hậu quả sau mưa lũ.

Ứng dụng hiển thị nhiều thông tin như: Vị trí Phản ánh thiên tai, Vị trí an toàn, Vị trí nguy hiểm, Vị trí ngập lụt, Vị trí sạt lở mà bạn chọn.

Trong phần Phản ánh Thiên tai bao gồm Phản ánh về mưa đá, Phản ánh về giông lốc, Phản ánh về xâm nhập mặn, người dùng có thể xem lượng mưa trong mục Đo mưa, bản đồ hiển thị các vị trí có lượng mưa theo Hệ thống đo mưa Vrain với các màu sắc thể hiện lượng mưa khác nhau. 

Ngoài ra, trên ứng dụng còn thêm liên hệ của Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, Đài thông tin Duyên hải, Bộ đội biện phòng, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam (Trụ sở chính), Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Khu vực I, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Khu vực II, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Khu vực III, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn Khu vực IV.

Hằng năm, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh Quảng Nam đều ban hành Kế hoạch phòng chống thiên tai theo các kịch bản, UBND tỉnh thường xuyên gửi công điện khẩn ứng phó với thiên tai.

Ngoài ra, Quảng Nam cũng tăng cường bồi dưỡng cán bộ công tác trong lĩnh vực này và tổ chức tập huấn hướng dẫn công tác phòng chống thiên tai, ứng phó với diễn biến bất thường của thời tiết.

Hiện nay, Quảng Nam đã trang bị cho Văn phòng thường trực của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các thiết bị công nghệ hiện đại như máy tính, máy kỹ thuật số VHF, phần mềm nhận dạng thuyền Diamond, màn hình 85inch để theo dõi thiên tai, mực nước hồ chứa. Trang bị bản đồ cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, bản đồ phân vùng ngập lũ ứng với các cấp báo động.

Để công tác ứng phó với thiên tai, tìm kiếm cứu nạn kịp thời, UBND tỉnh Quảng Nam tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác truyền tin, cảnh báo thiên tai.

Các thông tin cảnh báo, dự báo mưa lũ, thông tin về vận hành điều tiết các hồ chứa thủy điện, mực nước vùng hạ du, các văn bản chỉ đạo của các cấp điều được đăng tải trên Website pctt.quangnam.vn, Facebook Thông tin Phòng chống thiên tai Quảng Nam, Đài Phát thanh truyền hình, Youtube Quảng Nam TV, Zalo OA 0122 Quảng Nam, Facebook 1022 Quảng Nam, Smart Quảng Nam góp phần làm cho cán bộ, nhân dân theo dõi và chủ động có biện pháp ứng phó thích hợp.

Trong phòng chống thiên tai, Quảng Nam luôn quán triệt phương trâm 4 tại chỗ là chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ.

Tuy nhiên, hiện nay nguy cơ rủi ro sạt lở đất đối với người dân miền núi, ven sông, ven biển rất cao trong khi điều kiện sắp xếp dân cư còn khó khăn nhất là về nguồn vốn, quỹ đất tái định cư, thay đổi tập quán sinh sống, sản xuất của người dân địa phương. Hệ thông thông tin, cảnh báo, truyền thông tới cộng đồng còn khó khăn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa do địa hình chia cắt, dân cư phân tán. 

Vũ Huệ và nhóm PV, BTV