Sau khi nội soi, các bác sĩ đã tiến hành gắp một con đỉa dài tới
15cm ra khỏi thanh quản của một bệnh nhân ở Nghệ An.
TIN BÀI KHÁC
Chiều qua (ngày 13/6), bệnh viện Thái An ở Nguyễn Sinh Sắc, TP Vinh, Nghệ An đã tiến hành nội soi vòm họng, gắp 1 con đỉa dài 15cm ở trong thanh quản của một bệnh nhân nam.
Bệnh nhân nói trên là Ngân Văn Cáng (SN 1989, xã Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương, Nghệ An). Anh Cáng nhập viện trong tình trạng đau, ngứa cổ họng, buồn nôn... Sau khi tiến hành nội soi vòm họng, các bác sĩ đã phát hiện một con đỉa đang ký sinh trong thanh quản bệnh nhân này.
Con đỉa được gắp ra khỏi thanh quản của bệnh nhân Cáng dài tới 15cm. Được biết, cách đây khoảng một tháng rưỡi, trong thời gian đi rừng, bệnh nhân này có uống nước ở suối, khe. Bởi vậy, con đỉa đã có cơ hội để xâm nhập vào người bệnh nhân.
Trước đó, vào tối 23/2/2010, các bác sỹ Bệnh viện Thái An (trụ sở phường Cửa Nam, TP Vinh) cũng đã phẫu thuật, gắp thành công con đỉa dài 15 cm từ trong phổi chị Lương Thị D., trú tại xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương, Nghệ An. Hai tháng trước, trong một lần đi làm rẫy, chị D cũng xuống khe suối uống nước thì bị đỉa chui vào miệng, rồi xuống phổi.
Vào tháng 12/2010, bệnh nhân là Trần Văn H., 43 tuổi, ở xã Nghĩa Ninh, Tp Đồng Hới, Quảng Bình và bệnh nhân Hoàng Văn L., ở xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình cũng phải nhập viện để gắp đỉa rừng dài khoảng 4cm bám vào thanh quản.
BS Nguyễn Văn Phong, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới cho biết trên VTC News, loại đỉa này là đỉa rừng, có tên khoa học là Dinobella Ferox, thường sống ở khe suối. Khi còn non, nếu gặp người hoặc các động vật sống khác uống nước suối, nó chui vào các khoang mũi, họng, thanh khí phế quản sống ký sinh ở đó. Lúc còn nhỏ kích thước chúng chỉ vài mm nhưng sau quá trình ký sinh chúng hút máu vật chủ lớn lên nhanh chóng và gây ra triệu chứng về đường hô hấp. Do vậy chính bệnh nhân cũng không biết mình bị đỉa ký sinh từ khi nào.
Lan Châu (Tổng hợp)
TIN BÀI KHÁC
Khám nghiệm tàu Dìn Ký bị nạn
Bắt quả tang lò chế biến mỡ bẩn
Khóc cười chuyện teen làm... 'ông mai bà mối'
Thủy Tiên - Công Vinh trở lại thời 'mật ngọt'
Bill Gates chỉ để lại cho mỗi con 10 triệu USD
Indonesia: Bắt giữ 16 nghi can khủng bố
Liên tiếp tai nạn xe khách, hàng chục người bị thương
Bắt quả tang lò chế biến mỡ bẩn
Khóc cười chuyện teen làm... 'ông mai bà mối'
Thủy Tiên - Công Vinh trở lại thời 'mật ngọt'
Bill Gates chỉ để lại cho mỗi con 10 triệu USD
Indonesia: Bắt giữ 16 nghi can khủng bố
Liên tiếp tai nạn xe khách, hàng chục người bị thương
Chiều qua (ngày 13/6), bệnh viện Thái An ở Nguyễn Sinh Sắc, TP Vinh, Nghệ An đã tiến hành nội soi vòm họng, gắp 1 con đỉa dài 15cm ở trong thanh quản của một bệnh nhân nam.
Bệnh nhân nói trên là Ngân Văn Cáng (SN 1989, xã Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương, Nghệ An). Anh Cáng nhập viện trong tình trạng đau, ngứa cổ họng, buồn nôn... Sau khi tiến hành nội soi vòm họng, các bác sĩ đã phát hiện một con đỉa đang ký sinh trong thanh quản bệnh nhân này.
Con đỉa được gắp ra khỏi thanh quản của bệnh nhân Cáng dài tới 15cm. Được biết, cách đây khoảng một tháng rưỡi, trong thời gian đi rừng, bệnh nhân này có uống nước ở suối, khe. Bởi vậy, con đỉa đã có cơ hội để xâm nhập vào người bệnh nhân.
Trước đó, vào tối 23/2/2010, các bác sỹ Bệnh viện Thái An (trụ sở phường Cửa Nam, TP Vinh) cũng đã phẫu thuật, gắp thành công con đỉa dài 15 cm từ trong phổi chị Lương Thị D., trú tại xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương, Nghệ An. Hai tháng trước, trong một lần đi làm rẫy, chị D cũng xuống khe suối uống nước thì bị đỉa chui vào miệng, rồi xuống phổi.
Vào tháng 12/2010, bệnh nhân là Trần Văn H., 43 tuổi, ở xã Nghĩa Ninh, Tp Đồng Hới, Quảng Bình và bệnh nhân Hoàng Văn L., ở xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình cũng phải nhập viện để gắp đỉa rừng dài khoảng 4cm bám vào thanh quản.
BS Nguyễn Văn Phong, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới cho biết trên VTC News, loại đỉa này là đỉa rừng, có tên khoa học là Dinobella Ferox, thường sống ở khe suối. Khi còn non, nếu gặp người hoặc các động vật sống khác uống nước suối, nó chui vào các khoang mũi, họng, thanh khí phế quản sống ký sinh ở đó. Lúc còn nhỏ kích thước chúng chỉ vài mm nhưng sau quá trình ký sinh chúng hút máu vật chủ lớn lên nhanh chóng và gây ra triệu chứng về đường hô hấp. Do vậy chính bệnh nhân cũng không biết mình bị đỉa ký sinh từ khi nào.
Lan Châu (Tổng hợp)