Thực tập tại Trung tâm bay không gian Goddard của NASA, Wolf Cukier được giao nhiệm vụ kiểm tra dữ liệu về độ sáng của sao thu về từ kính viễn vọng không gian TESS.
Khi đang quan sát một hệ sao cách xa Trái Đất 1.300 năm ánh sáng, Wolf Cukier đã phát hiện ra một chấm đen.
“Lúc đầu tôi nghĩ đó là nhật thực, nhưng hóa ra đó lại là một hành tinh”, Cukier nói.
Theo NASA, hành tinh mới này được đặt tên là TOI 1338 b, lớn hơn Trái đất gấp 6,9 lần và mất 94 ngày để quay hết một vòng xung quanh hai ngôi sao chủ, trong đó một ngôi sao to hơn Mặt trời 10% và một ngôi sao bằng 30% Mặt trời.
Theo NASA, hành tinh mới này được đặt tên là TOI 1338 b, lớn hơn Trái đất gấp 6,9 lần.
NASA tuyên bố, các hành tinh giống như TOI 1338 b rất khó phát hiện vì bằng quan sát thông thường rất dễ nhầm lẫn chúng với hiện tượng nhật thực. Đó là lý do tại sao phát hiện của Cukier rất có giá trị.
Phát hiện này của cậu bé 17 tuổi cũng đánh dấu mốc đầu tiên kính viễn vọng không gian TESS phát hiện ra được một hành tinh quay quanh hệ sao đôi.
Anh trai Cukier vô cùng tự hào về những gì em trai mình đã làm được. Thậm chí, anh còn đề xuất đặt tên cho hành tinh mới này là "Wolftopia" nhưng không được NASA chấp nhận.
Về phía Cukier, cậu cho rằng mình sẽ tiếp tục đào sâu tìm hiểu về ngành thiên văn học và sẽ liên lạc thường xuyên với các giáo sư NASA đã chỉ bảo mình suốt thời gian thực tập.
Tương lai, Cukier sẽ lựa chọn vào một trong các trường ĐH là Princeton, MIT hoặc Stanford.
Trường Giang (Theo CNBC)
Phát hiện ra hành tinh mới gần giống với Trái đất
Kính viễn vọng không gian TESS của NASA đã tìm thấy một hành tinh có kích thước tương đương với Trái đất, nằm trong vùng có thể sinh sống được.