Mới đây, game thủ nổi tiếng Felix Kjellberg hay còn được biết tới qua "nghệ danh" PewDiePie đã kêu gọi một cuộc thi phát triển game, dánh cho các nhà phát triển game trẻ tuổi mang tên gọi Indies VS PewDiePie, với sự tài trợ của GameJolt.

Theo đó, các nhà phát triển có thể đăng tải lên trang web của đơn vị tài trợ các sản phẩm do mình tự phát triển, trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm anh công bố cuộc thi hôm 21/11 vừa qua. Giống như phong cách của mình, PewDiePie đề cao tính sáng tạo, giải trí và hài hước trong các game được thực hiện. Anh chàng này sẽ chọn ra các sản phẩm hấp dẫn nhất để trải nghiệm, quay video và giới thiệu với cộng đồng, bên cạnh giải thưởng từ nhà tài trợ.

Và tại Việt Nam, đã có một studio với 4 bạn trẻ đang theo học tại trường cấp III Chu Văn An, Hà Nội đã gửi đi sản phẩm của mình.

Trò chơi của các học sinh cấp III trường Chu Văn An, Hà Nội có tên gọi Spun.

Game có khá nhiều sáng tạo, kết hợp các yếu tố thú vị từ nhiều sản phẩm khác nhau.

Và đặc biệt, Spun không hề dễ chơi nhưng chưa tới mức đánh đố các game thủ. Với các hướng dẫn đơn giản đi kèm, các nhà thiết kế game trẻ tuổi muốn game thủ cố gắng cũng như tinh ý để có thể vượt qua các thử thách đòi hỏi kỹ năng, sự nhạy bén. Game có chế độ tự Save, tự Load cũng giúp cho phần nào việc trải nghiệm khá thoải mái. Trò chơi indie của Tachitus Studio (tên studio do 4 bạn trẻ lựa chọn) có tên gọi Spun, với nền đồ họa 2D 8bit, mang lối chơi theo phong cách giải đố và tìm đường. Hiểu rõ về nhược điểm của mình là kinh nghiệm làm game cũng như khả năng thiết kế đồ họa, các em đã tập trung xây dựng một sản phẩm chú trọng gameplay cũng như đề cao tính giải trí, thú vị.

Tuy nhiên, sản phẩm này vẫn còn có những nhược điểm như đôi khi phần Continue (tiếp tục chơi) gặp lỗi, màn hình không di chuyển theo cùng với nhân vật hay vẫn còn những góc lag trên bản đồ khiến người chơi dễ tử nạn bất ngờ.

Một hình ảnh về lỗi game khi nhân vật di chuyển chỗ khác trong khi bối cảnh vẫn không thay đổi.

Game thủ quan tâm có thể tải về và trải nghiệm sản phẩm này tại đây. Dẫu vậy, với các học sinh cấp 3, việc tự tìm hiểu và viết nên một trò chơi indie đã là điều vô cùng ấn tượng. Trên thực tế thì các cấp học phổ thông ở Việt Nam hiện nay chưa hướng dẫn bất cứ gì đáng kể có thể hỗ trợ cho các nhà phát triển game trẻ sáng tạo cũng như hỗ trợ, định hướng công việc của mình. Tất cả đều phải tự mày mò học hỏi, trau dồi kinh nghiệm.

Theo gamethu