- Tôi điều khiển xe ôtô đi đúng làn đường của mình, đi đúng tốc độ cho phép, nhưng một học sinh lớp 11 điều khiển chiếc xe máy wave S đi ngược chiều phóng nhanh đã đâm vào xe tôi. Hậu quả xe tôi bị hư hỏng nặng, chi phí sửa khoảng 15 triệu. Em học sinh kia bị gãy chân. Xin hỏi luật sư trong trường hợp này tôi có phải bồi thường viện phí cho em học sinh kia không? Tôi có được bồi thường vì xe hư hỏng không? Cảm ơn luật sư.

TIN BÀI KHÁC

{keywords}
Tình trạng học sinh đi xe máy khi chưa đủ tuổi diễn ra ngày càng nhiều (Ảnh minh họa)

Tại Điều 617 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình. Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.”

Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2005:

Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Trường hợp của anh, người điều khiển xe máy phóng nhanh, vượt ẩu, đâm vào xe ôtô do anh lái. Nếu cơ quan công an xác định nguyên nhân gây tai nạn là hoàn toàn do lỗi cố ý của người điều khiển xe máy thì anh không phải bồi thường thiệt hại.

Tư vấn bởi Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc