Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý của Thường vụ QH đã nói rõ phương án, lập luận về nhóm người lao động nghỉ hưu sớm, nhất là lĩnh vực lao động nặng nhọc, độc hại.

“Hiện Bộ đã lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, doanh nghiệp, xác định 1.810 ngành nghề, lĩnh vực, công việc độc hại với số lượng hơn 3 triệu người”, Bộ trưởng cho hay.

Ông Dung cũng nhấn mạnh, với điều kiện độc hại, suy giảm sức khỏe thì đương nhiên số người này sẽ thuộc nhóm nghỉ hưu sớm tới 10 năm.

{keywords}
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung 

Tăng tuổi nghỉ hưu cần được thiết kế linh hoạt hơn

Thảo luận trước đó, ĐB Đinh Duy Vượt (đoàn Gia Lai) nêu tâm tư của cử tri rằng tăng tuổi hưu cũng đồng nghĩa với tăng thất nghiệp.

“Người xưa đã đúc kết 'nhàn cư vi bất thiện', 'bần hàn sinh đạo tặc', do đó nhiều tác động đến tâm tư, tình trạng của từng gia đình và cả xã hội”, ĐB Vượt phân tích.

Trong khi đó, nhiều DN không muốn sử dụng lao động lớn tuổi cho những công việc trực tiếp sản xuất, do tuổi càng lớn thì sức khoẻ, độ nhanh nhạy, kỹ năng làm việc của người lao động cũng giảm, trong khi phải trả lương cao vì thâm niên làm việc.

ĐB tỉnh Gia Lai cũng nêu thực thế vẫn có một bộ phận lao động trên 50 tuổi đã thấy sức khoẻ kém, không phù hợp với công việc, có nguyện vọng không còn muốn tiếp tục làm việc. Các đối tượng là công nhân lao động trực tiếp trong khu vực sản xuất, dịch vụ và một số ngành nghề đặc thù có thể được nghỉ hưu sớm hơn 5 năm quy định.

{keywords}
ĐB Đinh Duy Vượt: Tăng tuổi hưu gây ra nhiều hệ lụy, "nhàn cư vi bất thiện, bần hàn sinh đạo tặc"

“Như vậy, thực chất nam được nghỉ hưu sớm nhất ở tuổi 57 và nữ ở tuổi 55. Đối với thể trạng người Việt Nam với ngành nghề đặc biệt là không phù hợp, tôi đề nghị QH xem xét có thể nghỉ sớm hơn 10 năm so với quy định, theo đó nam là 52 tuổi và nữ 50 tuổi”, ĐB Vượt nói.

Ông cũng đề nghị QH tăng tuổi nghỉ hưu phải xem xét đến yếu tố đối tượng, lĩnh vực, địa bàn, ngành nghề và cần được thiết kế linh hoạt hơn.

“Tôi đề nghị đối với công nhân lao động chỉ tăng một bộ phận nhỏ và mức tăng đối với lao động nữ chỉ nên là 58, đây cũng chính là nguyện vọng của đa số người lao động”, ông nói.

Không tăng tuổi hưu với công nhân trực tiếp lao động

ĐB Nguyễn Thị Như Ý (đoàn Đồng Nai) cho rằng, chủ trương điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu nhằm cụ thể hoá quan điểm của Đảng về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội là cần thiết.

Tuy nhiên, bà đề nghị mức và lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu cần được thiết kế linh hoạt hơn: “Tôi đồng thuận với phương án 2, không quy định lộ trình chung cho tất cả các nhóm đối tượng lao động, tuy nhiên cần cân nhắc kỹ lưỡng và tính toán các yếu tố tác động đến người lao động cũng như thị trường lao động”.

Cụ thể như nhu cầu có việc làm của lực lượng lao động trẻ hiện nay rất lớn, nguyện vọng của một số bộ phận người lao động lớn tuổi không còn muốn tiếp tục làm việc, nhiều DN không muốn sử dụng lao động lớn tuổi cho những công việc trực tiếp sản xuất. 

ĐB cũng lưu ý, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam ngày càng cao nhưng sức khoẻ chưa tốt, mắc nhiều bệnh tật khi có tuổi, trong khi tính chất công việc, môi trường làm việc, điều kiện an toàn vệ sinh lao động chậm được cải thiện.

“Trên thực tế, đã có trường hợp nhiều người lao động xin nghỉ phép hàng năm, hàng tuần, trong tháng do sức khoẻ, bệnh tật”, ĐB nêu thực tế.

Bà Ý cũng đề nghị cân nhắc đến một số ngành nghề đặc thù như: giáo viên mầm non, tiểu học, lĩnh vực nghệ thuật.

“Tôi xin đề xuất điều chỉnh lương, điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu nhưng không tăng đối với công nhân trực tiếp lao động và một số ngành nghề đặc thù. Cụ thể sẽ do Chính phủ hướng dẫn”, ĐB tỉnh Đồng Nai nói.

{keywords}
ĐB Nguyễn Thị Như Ý: Tăng tuổi nghỉ hưu nhưng không tăng đối với công nhân trực tiếp lao động 

ĐB Nguyễn Hồng Vân (đoàn Phú Yên) thống nhất điều chỉnh tuổi nghỉ hưu chung nhưng băn khoăn về khoảng cách tuổi hưu giữa lao động nam và nữ.

Cho rằng việc nâng tuổi nghỉ hưu lên đối với nữ như vậy là quá cao, ĐB tỉnh Phú Yên đề xuất phương án 1 là tuổi nghỉ hưu của nam 62 và nữ 58.

ĐB Vân đề xuất quyền nghỉ hưu trước tuổi của người lao động được đảm bảo và khi họ đóng bảo hiểm đủ không bị trừ phần trăm.

“Như vậy sẽ dễ dàng chấp nhận hơn. Còn chúng ta cho rằng nếu như ngày trước 1 tuổi trừ đi 1 %, 2% như vậy thì họ nghĩ rằng càng già, càng không có thu nhập mà bị trừ đi thì họ sẽ cố gắng, lúc đó người sử dụng lao động cũng không muốn và người lao động cũng cảm thấy rất khổ ải. Tôi nghĩ phải cân nhắc lại quyền nghỉ hưu trước tuổi khi họ đóng đủ bảo hiểm xã hội”, ĐB Vân phân tích.

Bà Quyết Tâm nghẹn ngào khóc tranh luận với Chủ tịch VCCI về giờ làm thêm

Bà Quyết Tâm nghẹn ngào khóc tranh luận với Chủ tịch VCCI về giờ làm thêm

ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm nghẹn ngào khóc khi tranh luận lại ý kiến của ĐB Vũ Tiến Lộc về “giờ làm việc và tăng giờ làm thêm lên 400 giờ/năm là hợp lý, nhân văn và tự nguyện”.

Thu Hằng - Trần Thường - Hồng Nhì