Mới đây, Huawei vừa giảm đơn đặt hàng điện thoại mới với Foxconn vì tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Theo South China Morning Post (SCMP), động thái này được cho là chịu tác động từ cuộc tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

{keywords}

 Huawei bắt đầu muốn tự sản xuất sản phẩm, giảm mọi sự phụ thuộc vào nước ngoài.

Một nguồn tin giấu tên cho biết, nhà sản xuất Foxconn (Đài Loan) đã tạm dừng dây chuyền sản xuất của một số mẫu điện thoại Huawei sau khi công ty giảm đơn đặt hàng. Foxconn cũng là nhà sản xuất các thiết bị cho hầu hết các hãng lớn hiện nay, bao gồm Apple và Xiaomi (ngoài Huawei).

Theo báo cáo của Reuters, năm ngoái Huawei đã xuất xưởng hơn 200 triệu thiết bị cầm tay và công ty đã có một mục tiêu đã đề ra để trở thành nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn nhất thế giới vào năm 2020. Với tình hình hiện nay, mục tiêu này cũng cần phải xem lại.

Lệnh cấm của Mỹ đã có sự tác động rõ ràng đến hoạt động kinh doanh và sản xuất điện thoại của Huawei bên ngoài Trung Quốc. Một số nhà mạng tại Nhật Bản cũng hoãn việc bán Huawei P30 Series, đồng thời từ chối mua lại những mẫu điện thoại Huawei cũ đã qua sử dụng.

Việc giảm các đơn đặt hàng của Foxconn là minh chứng cho thấy sự chuẩn bị của Huawei.

Huawei hiện cũng đang gấp rút xây dựng hệ điều hành riêng của mình để thay thế cho Android. Đây được cho là việc cấp bách nhất đối với Huawei hiện nay.

Theo tin tức Cnet của Trung Quốc, Huawei đã được hoãn "thi hành" lệnh cấm của Mỹ lên tới 90 ngày. Do đó, họ có thời gian để thay thế những đối tác đã quay lưng, bên cạnh đó, có thể tranh thủ gia tăng thêm đơn đặt hàng.

Nhưng gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc có thể trì hoãn tới khi nào và liệu họ đúng là có khả năng giảm thiểu thiệt hại đến từ các lệnh cấm của Mỹ hay không?

Trong trường hợp Huawei chỉ đi con bài thử nghiệm giảm sự phụ thuộc vào các thành tố nước ngoài trong chiếc điện thoại Trung Quốc, họ sẽ buộc phải tính đến cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Mỹ. Trong trường hợp Bắc Kinh chịu ngồi vào đàm phán với chính quyền ông Trump, Huawei có thể được nới rộng lệnh cấm, từ đó, các đơn đặt hàng và đối tác tiếp tục quay trở lại với gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc.

Nhưng khả năng này dường như rất khó xảy ra. Bắc Kinh đã yêu cầu Washington phải xin lỗi vì đã gây ra các sức ép với công ty và Chính phủ Trung Quốc trong cuộc đàm phán thương mại. Điều này cũng khó nhận được cái gật đầu của ông Trump dù Tổng thống Mỹ đương nhiệm hơn ai hết là người mong có được một thỏa thuận thương mại càng sớm càng tốt.

Như vậy, trong bối cảnh hiện nay, có nhiều lý do để tin rằng, Huawei đang phải đặt ra các mục tiêu lớn lao để tự lập trước sự quay lưng của các nhà cung cấp Mỹ và đồng minh Mỹ.

Theo Baodatviet

Các công ty Mỹ sẽ thế nào nếu tiếp tục hợp tác với Huawei?

Các công ty Mỹ sẽ thế nào nếu tiếp tục hợp tác với Huawei?

Theo The Verge, trong hai tuần qua, Huawei gần như mất hết đối tác vì lệnh cấm vận thương mại của chính quyền Mỹ, trong đó có Google, Corning và ARM. Điều này khiến cho nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc rơi vào khủng hoảng chưa từng có.