Tại triển lãm ôtô Thượng Hải, Trung Quốc, Huawei đã giới thiệu mẫu crossover Seres SF5 hợp tác với hãng năng lượng Cyrus.
Nổi bật với kiểu đèn pha thon dài, đèn ban ngày LED và lưới tản nhiệt cùng màu thân xe với những lỗ tổ ong, tay nắm cửa ẩn ở thân xe, SF5 mang phong cách tổng thể bo tròn. Xe có chiều dài 4.700mm, rộng 1.930mm, cao 1.625mm và trục cơ sở 2.875mm, khá tương đồng với Audi Q5.
Trước mặt tài xế là đồng hồ kỹ thuật số, vô-lăng hai chấu, bên cạnh là núm xoay chọn số, bằng vật liệu trang trí tùy chọn như gỗ, kim loại. Những điểm nổi bật gồm hệ thống đèn tùy chỉnh theo tâm trạng, cửa sổ trời, ghế trước có sưởi, làm mát và massage.
Xe kết nối với điện thoại thông minh, tự động chuyển phát nhạc và thông tin định vị giữa hai bên. SF5 còn trang bị công nghệ điều khiển bằng giọng nói và hệ thống audio với 11 loa. Bên cạnh đó, xe cũng được giảm tiếng ồn và độ rung ở mức hợp lý theo nhà sản xuất công bố là 38dB ở chế độ không tải.
Ngoài ra, SF5 còn trang bị radar tần sóng mm, các cảm biến siêu âm, một loạt camera, cùng với phần mềm điều khiển hành trình thích ứng, hỗ trợ tắc nghẽn giao thông, phanh khẩn cấp tự động, hỗ trợ giữ làn và cảnh báo va chạm phía trước.
Động cơ 1,5 lít, 4 xi-lanh đảm nhiệm vai trò là một máy phát. Pin điện của xe cung cấp năng lượng cho hai động cơ điện với công suất 543 mã lực và mô-men xoắn 820Nm giúp xe tăng tốc từ 0-100km/h chỉ sau 4,68 giây.
Ở chế độ thuần điện, xe chạy được 180km và với sự hỗ trợ của máy phát chạy xăng, quãng đường đi được là hơn 1.000km.
Seres SF5 hiện trưng bày tại triển lãm ôtô Thượng Hải và sẽ sớm có mặt tại các showroom của Huawei. Giá bán dự kiến là 33.400 USD đối với bản dẫn động 2 bánh và 38.000 USD đối với bản dẫn động 4 bánh. Việc giao xe có thể bắt đầu trong tháng 5 tới.
Theo nghenhinvietnam
Mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Việt Nam có thể sản xuất xe điện vì chúng ta không có gì để mất
Việt Nam có thể bắt tay ngay làm xe điện vì chúng ta không có ngành công nghiệp ô tô phải hy sinh