Sự phối hợp chặt chẽ này góp phần giúp người nông dân làm quen với chuyển đổi số, mở ra kênh tiêu thụ mới, góp phần tháo gỡ khó khăn cho người nông dân.
Nỗi khổ trái cây giá rẻ như cho
Từ cuối tháng 5, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vào mùa thu hoạch trái cây. Dọc quốc lộ dễ dàng gặp những sạp xoài, mít, mận, cam chất đống… bán giá rẻ bất ngờ. Dù được mùa nhưng nông dân không vui vì tiêu thụ khó khăn.
Theo ghi nhận, giá mít Thái tại vườn thấp kỷ lục, mít loại 1 từ 6.000 - 7.000 đồng/kg; loại 2 từ 2.000 - 3.000 đồng/kg; loại 3 dưới 1.000 đồng/kg. Xoài Cát Chu ở mức 8.000 -10.000 đồng/kg, còn xoài Đài Loan chỉ 2.000 - 3.000 đồng/kg. Giá mít, xoài rẻ “như cho”, song lại có ít thương lái buôn trái cây về vườn thu mua như trước. Loạt trái cây như: dừa, chuối, dưa hấu, thanh long, ổi, cam… vào mùa chín rộ bị rớt giá nghiêm trọng và gói gọn tiêu thụ tại các chợ nội địa trong vùng.
Ông Vũ Quang Phong - Tổng Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đánh giá, là trung tâm sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước, ĐBSCL sở hữu nhiều thế mạnh từ tự nhiên đến tập quán canh tác, song chưa được khai thác hiệu quả để mang lại lợi ích kinh tế tối đa.
Theo ông Nguyễn Sơn Hà - Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Long Tuyền (quận Bình Thủy, Cần Thơ), việc tìm thêm đầu ra cho nông sản đang là ưu tiên của các HTX. Trong đó, nhiều nông dân bày tỏ nguyện vọng có thể bán online mà vẫn có thể đưa trái cây chính vụ từ vườn của nông dân đến trực tiếp người dùng.
Đưa nông sản lên nền tảng số, nhà vườn “nhẹ gánh lo”
Trước thực trạng trên, vào cuối tháng 5, Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam), Grab Việt Nam phối hợp với Liên minh HTX Cần Thơ tổ chức hội thảo phổ biến kiến thức và kỹ năng chuyển đổi số cho hơn 100 HTX nông nghiệp, giúp họ bước đầu làm quen với công nghệ và mô hình kinh doanh qua nền tảng số. Qua hoạt động này, các bên đặt mục tiêu góp phần nâng cao nhận thức và năng lực triển khai chuyển đổi số cho các HTX, tích cực đóng góp vào chuỗi cung ứng nông sản của nông dân trên toàn quốc.
Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết từ tháng 6/2021, Cục Phát triển Doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch - Đầu tư), Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư và Grab Việt Nam đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc hợp tác thực hiện chương trình hợp tác hỗ trợ chuyển đổi số, kết nối tiêu thụ nông sản cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam. Sau một năm thí điểm, các bên đã hoàn thiện quy trình, chuẩn hóa thông tin để hỗ trợ nông dân đưa hàng lên nền tảng số.
Bên cạnh hoạt động tập huấn chuyển đổi số cho HTX nông nghiệp, các bên còn công bố hợp tác, khởi động “Lễ hội trái cây mùa hè 2022” trên GrabMart, với mục tiêu mang các loại trái cây đặc sản từng mùa, chính vụ, chất lượng cao đến với người dùng cả nước một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Kết nối cung và cầu hiệu quả nhờ công nghệ, nhìn từ khía cạnh người tiêu dùng, hoạt động trên có ý nghĩa giúp người mua tiếp cận với kênh bán uy tín, đặc biệt là trái cây mùa vụ được giao đến từng nhà nhanh chóng trong trạng thái tươi ngon.
Lễ hội trái cây mùa hè 2022 trên GrabMart đã khởi động. Người dùng có thể đặt mua và thưởng thức các loại trái cây chính vụ chất lượng cao như: sầu riêng, bơ, xoài, vải… trên GrabMart. Từ nay đến hết ngày 30/6, khi đặt hàng trên GrabMart, người dùng có thể nhập mã TRAICAY để nhận được ưu đãi tối đa 20%, hoặc FREESHIP17 để được miễn phí giao hàng 17 nghìn đồng cho đơn từ 129 nghìn đồng khi mua hàng. |
Doãn Phong