- Luật sư Tạ Ngọc Vân cho rằng nếu hành vi của Minh Béo ở Mỹ thực hiện tương tự ở Việt Nam với trẻ nằm trong độ tuổi từ 16 tuổi trở lên, có khẩu dâm và quan hệ tình dục bằng đường miệng thì sẽ không bị coi là phạm tội bởi luật ở Việt Nam chỉ áp dụng cho trẻ em dưới 16 tuổi.

Trước việc áp dụng các chế tài xử lý tội phạm liên quan xâm hại tình dục trẻ em ở Mỹ trong vụ việc của ông Hồng Quang Minh ( tức Minh Béo) khi ông này bị cáo buộc tội danh liên quan đến đến trẻ em, sáng 31/3, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Luật sư Tạ Ngọc Vân, Trưởng một Văn phòng Luật sư tại Hà Nội và đang làm việc cho tổ chức Rồng Xanh chuyên hỗ trợ trẻ em nghèo và trẻ em đường phố tại Việt Nam về sự khác biệt trong việc thực thi luật pháp về tội danh liên qua đến trẻ em ở Mỹ và Việt Nam hiện nay.

Theo Luật sư tạ Ngọc Vân thì tại Mỹ, chính quyền các bang và chính quyền liên bang đều có bộ luật với quy định rất nghiêm khắc với hành vi quấy rối, đặc biệt là tấn công tình dục trẻ em, bao gồm án tù nhiều năm và tiền phạt. Án phạt đối với các tôi danh liên quan đến trẻ em ở nước này có thể lên tới 70 đến 100 năm tù.

{keywords}
 

Hồng Quang Minh ( tức Minh Béo) bị cáo buộc tội danh liên quan đến đến trẻ em


Ở Mỹ, khi một trẻ em có nguy cơ bị xâm hại, lạm dụng tình dục họ sẽ tiến hành các biện pháp ngăn chặn kịp thời, đưa ra giải pháp trước khi có vụ việc xảy ra và đặc biệt, khi tiến hành các biện pháp nghiệp vụ điều tra, cảnh sát có quyền thực hiện các hành động cần thiết khác, tức quyền được cải trang, gài bẫy, đặt các tình huống để đưa đối tượng tình nghi vào tròng.

Trước tòa án những chứng cứ họ thu thập được qua quá trình đó cũng được coi là chứng cứ hợp pháp, có thể làm bằng chứng cáo buộc đối tượng liên quan đến đến trẻ em.

Ngoài ra ở Mỹ, khi một đối tượng phạm tôi liên quan đến trẻ em, ngoài việc chấp hành bản án phạt tù nghiêm khắc thì bản thân người đó sẽ có hồ sơ để cảnh sát theo dõi tiếp khi ra tù và bị cấm làm một số nghề có tiếp xúc với trẻ em hay cấm lại gần những nơi có trẻ em như bể bơi, trường học.

 Khi đi làm việc hay sinh sống nơi khác họ sẽ phải trình báo rõ ràng để cơ quan chức năng kiểm soát, quản lý.

Ở Việt Nam, nếu hành vi của Minh Béo thực hiện tương tự như ở Mỹ với trẻ nằm trong độ tuổi từ 16 tuổi trở lên, có khẩu dâm và quan hệ tình dục bằng đường miệng thì sẽ không bị coi là phạm tội bởi luật ở Việt Nam chỉ áp dụng cho trẻ em dưới 16 tuổi.

Nếu Minh Béo có hành vi xâm hại tình dục với trẻ em (tức trẻ dưới 16 tuổi) sẽ bị khép vào một tội danh là tôi dâm ô trẻ em theo Điều 116 Bộ luật hình sự. (Nếu người phạm tội có ý định giao cấu nhưng không thực hiện được do khách quan thì không phải là hành vi Dâm ô. 

Tùy từng dấu hiệu cụ thể của tội phạm như hành vi, tuổi của người bị hại, tuổi của người thực hiện hành vi,... tội phạm xâm hại tình dục được chia thành các tội danh khác nhau quy định trong Bộ luật Hình sự tại Điều 111 (Tội Hiếp dâm), Điều 112 (Tội hiếp dâm trẻ em), Điều 113 (Tội cưỡng dâm), Điều 114 (Tội cưỡng dâm trẻ em), Điều 115 (Tội giao cấu với trẻ em), Điều 116 (Tội dâm ô với trẻ em)). Hình phạt cao nhất cho án dâm ô trẻ em là 12 năm tù.

Ở Việt Nam, luật pháp cũng không công nhận hành vi sắp xếp, đóng giả, gài bẫy để dụ dỗ đối tượng phạm tội như trưởng hợp của cảnh sát Mỹ áp dụng. Người bị hại là người cụ thể, người thật, họ bị xâm hại trực tiếp từ người gây hại và họ phải tố cáo hành vi phạm tội của người xâm hại mình thì mới có thể truy cứu trách nhiệm được.

Tuy nhiên theo bộ luật hình sự sửa đổi ngày 1/7/2016 sắp tới sẽ mở rộng phạm vi định nghĩa quan hệ tình dục, bao gồm cả hành vi quan hệ tình dục đồng giới thì lúc đó có thể xử lý Minh Béo tội danh giao cấu hoặc dâm ô với trẻ em nếu nạn nhân chưa đủ 16 tuổi hoặc dưới 16 tuổi.

Như vậy từ những điều trên có thể thấy phương thức điều tra, quan điểm xử lý tội phạm của Việt Nam và Mỹ là hoàn toàn khác nhau.

 Ở Mỹ, khi chưa xảy ra vụ việc, họ đã có biện pháp để ngăn chặn, phòng ngừa. 

Tuy nhiên ở Việt Nam thì quan điểm xử lý vụ việc vẫn còn nặng về thu thập chứng cứ, tố tụng nên thường chậm trễ trong việc xử lý gây ra hậu quả nặng nề cho người bị hại.

 Vì vậy, thời gian tới, Việt Nam cần phải thay đổi quan điểm về xử lý để bảo vệ tốt hơn những trẻ em trước nguy cơ bị xâm hại chứ không để vụ việc xảy ra rồi mới bắt đầu đi điều tra, xử lý như vậy là vô cùng chậm trễ.

Hạnh Thúy

TIN LIÊN QUAN: