Tại cuộc làm việc, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho hay, 25 năm qua, sự ra đời, phát triển của Hội Khuyến học Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Ý chí, khát vọng, trình độ và sự thích ứng của con người Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng được nâng cao.

{keywords}
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa

Hội đã tổ chức vận động xã hội từng bước hiện thực hoá mục tiêu giáo dục và đào tạo.

“Cao quý nhất đó là khơi dậy một bước quan trọng, khát vọng, tinh thần học tập trong xã hội, trong từng gia đình”, ông Nghĩa nói.

Theo Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, quan điểm của Đảng ta đã xác định vấn đề con người là trung tâm, là mục tiêu, động lực quan trọng nhất để phát triển đất nước. Do đó, cần quán triệt, cụ thể hoá hơn trong hoạt động thực tiễn của Hội Khuyến học về việc này. 

Thời gian tới, Hội Khuyến học tiếp tục đồng hành cùng với cả hệ thống chính trị, với toàn dân để khơi dậy khát vọng yêu nước, tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc.

“Mục tiêu cao nhất là tất cả hành động để hiện thực hoá mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, tiến lên xã hội chủ nghĩa. Muốn như vậy thì phải học và phải rèn luyện, phấn đấu để xây dựng khát vọng vươn lên”, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh.

Ông cũng lưu ý, để nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động trong thời gian tới, cần thực hiện đổi mới mạnh mẽ trong hoạt động tổ chức Hội tốt hơn nữa, với quan điểm là khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội học tập, góp phần cung cấp một nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Qua đó để xây dựng khát vọng phồn vinh hạnh phúc trong thời kỳ mới.

Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan cho biết, thời gian qua Hội đã hoàn thành vượt mức những chỉ tiêu do Chính phủ giao trong Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”.

{keywords}
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan

Cụ thể, trên 92% người dân cho biết, nhờ học tập mà đã có thêm nghề mới hoặc việc làm ổn định; trên 93% hộ gia đình thoát nghèo, 69% hộ gia đình đã làm ra nhiều sản phẩm hàng hóa, tạo nên mô hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ mới…

Trung ương Hội và các Hội Khuyến học địa phương đã xây dựng được mô hình liên kết, phối hợp trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Các lớp học, khóa học gắn liền với chuyên môn - nghề nghiệp đã được tổ chức, lôi cuốn hàng chục vạn người lớn tham gia, nhất là các khóa học tổ chức tại các đơn vị sản xuất.

Để phát triển công tác tổ chức học tập suốt đời cho người lớn, Hội đã chủ trương hợp tác với nhiều trường đại học với mục tiêu là mở rộng các đối tượng tham gia học tập thường xuyên. Hội luôn tăng cường các hoạt động hỗ trợ trẻ em nghèo, giúp đỡ dân trong các vùng có nguy cơ dịch Covid-19 nặng.

5 năm qua, Quỹ khuyến học Việt Nam đã tích cực huy động các tổ chức, cá nhân ủng hộ quỹ, nhờ đó Hội đã có nguồn lực để giúp đỡ học sinh, sinh viên, người lớn có điều kiện tham gia học tập tốt hơn. Qua đó đã động viên được tinh thần học tập suốt đời trong các gia đình, dòng họ cộng đồng, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công xây dựng các mô hình học tập theo chủ trương của Đảng và Chính phủ.

Mỗi cơ quan báo chí phải là 'pháo đài' chính trị tư tưởng vững chắc

Mỗi cơ quan báo chí phải là 'pháo đài' chính trị tư tưởng vững chắc

Theo Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, mỗi cơ quan báo chí phải là “pháo đài” chính trị tư tưởng vững chắc trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Hương Quỳnh