Là một game thủ, chắc chắn đã từng có lần chúng ta đã rơi vào những tình huống dở khóc dở cười mà chỉ những người yêu game mới hiểu được. Có những cơn ác mộng như sập server, đứt mạng giữa trận đấu,... những lúc đó, chúng ta chỉ biết kêu gào trong đau khổ mà chẳng biết bày tỏ nỗi lòng cùng ai. Trải qua nhiều năm chinh chiến cùng game, những kỷ niệm ngày một nhiều lên, và những ký ức dở khóc dở cười cũng như vậy. Mỗi khi nghĩ về chúng, chúng ta lại vừa cười lại vừa nhớ lại những ngày trốn bố mẹ ra quán game cùng bạn bè, vừa vui vừa sợ, nhưng lại là những ký ức khó lòng có thể phai nhòa.

Một ngày đẹp trời, thằng bạn nối khố khoe mới cài được trò chơi mới. Bạn vừa muốn chơi nhưng lại không muốn sang nhà nó để "chơi ké". Giải pháp: Tháo ổ cứng máy tính ở nhà và mang sang nhà nó copy. Khốn nỗi kiến thức tin học cấp 2 mới chỉ dạy copy paste đơn giản, thế là hăm hở copy nguyên xi... shortcut của file exe chạy game để rồi yên tâm về nhà lắp ổ cứng vào máy và một dòng chữ thân thương hiện ra: "Data not found". Lúc này chẳng biết tìm lỗ nẻ nào chui xuống nữa.

Hồi đó mang được 2 nghìn Đồng ăn sáng còn thừa ra quán game ngồi Vice City một lát, chạy mấy nhiệm vụ rồi lúc khác chơi tiếp. Đang dở giữa chừng nhiệm vụ, đang gay cấn thì ngoài cửa có tiếng hô rất to: "Máy 21 hết giờ rồi nhé!" Tim lạc mất 1 nhịp. "Mình máy 21 mà?" Đành gào thật to: "Cô ơi cho cháu thêm 5 phút nữa thôi!" Ấy mới biết, không phải bố mẹ mà chính chủ quán net là người kiểm soát thời gian chơi game bá đạo nhất. Bảo đứng dậy là phải đứng, không chỉ có bị... xách tai!

"Đắng" hơn mấy ông đang chơi game thì hết giờ là những cậu bé chơi PS1. Ra quán gọi trò chơi ưa thích cày tiếp vì nhà không có máy, mở thẻ nhớ ra thì thấy trắng tinh. "Ơ kìa, hôm trước mình đánh dấu thẻ nhớ rồi mà, đâu mất rồi", quay sang máy bên cạnh thì đúng cái thẻ có dấu móng tay mình cào vào để đánh dấu! Thôi thế là lại chờ anh trai đá hết trận bóng rồi thỏ thẻ xin đổi thẻ nhớ, chứ Fan 8 đi lại từ đầu thì biết đến bao giờ?

Trên thực tế hầu hết các bậc cha mẹ đều cảm thấy không hài lòng khi con cái mình ngồi chơi game trên máy tính. Có một quan niệm đã tồn tại từ rất lâu rồi cho rằng chơi game rất dễ gây nghiện, mà đã nghiện cầy game rồi thì chắc chắn không còn tâm trí đâu để làm việc khác, điều này cũng đồng nghĩa với việc bỏ bê học hành. Chính vì lý do đó mà phụ huynh thường tìm mọi cách để ngăn cấm con cái mình chơi game, đặc biệt là game online bởi họ nghĩ rằng chơi game là vô bổ, lãng phí thời gian và rất dễ ảnh hưởng tới học hành. Đỉnh điểm là những lần bị bắt quả tang ngoài quán net. Giờ nghĩ lại vừa buồn cười vừa thương bố mẹ hơn nhiều.

Tưởng tượng cảnh chạy thẳng ra chợ, ném quả bom đập vào con gà nảy ra hướng ngách lớn rẽ sang cổng vòm, trúng 3 người, đang hăm hở cầm súng chạy ra bắn nốt số máu mà họ còn lại thì "BÙM!", anh bạn đồng đội vác AWP ra bắn ngay được một đối thủ, còn mình thì ăn bom mù (cũng chính của anh chàng đó ném ra) trắng tinh cả màn hình. Cảm giác vừa buồn cười vừa giận.

http://genknews.genkcdn.vn/2017/photo-0-1507392741359.jpg

Là một game thủ thích "trôi dạt" ra những quán net, có thể khẳng định đây là một trong số những cơn ác mộng đáng sợ nhất mỗi lúc bước chân vào một quán game. Ngày xưa khi phòng máy chơi game chưa nhiều máy và rộng rãi như hiện tại, thì tiếng trống tan học luôn là "hiệu lệnh" cho cuộc đua giữa những chàng game thủ trẻ tuổi, xem ai ra quán net nhanh hơn.

Và không phải lúc nào những game thủ của chúng ta cũng may mắn giành được máy. Khuôn mặt méo mó khi anh chủ quán nói đầy ái ngại: "Hết máy rồi em", trong khi cậu bạn hay đi cày Võ Lâm cùng mình học lớp bên cạnh thì đang cười tươi hơn hớn vì kịp ngồi vào máy cuối cùng của cả quán.

Ngày xưa làm gì có internet, cũng làm gì có DVD phổ biến như bây giờ với giá có 15 nghìn một đĩa. Thế là các anh thợ hàng đĩa game nghĩ ra một trò, đó là chia file cài đặt ra làm nhiều phần và bỏ vào nhiều đĩa game. Hồi đó cứ một CD là 7 nghìn. Game nhẹ thì 1 2 đĩa không vấn đề gì, vài bữa ăn sáng là đủ. Thế rồi một ngày Medal of Honor: Allied Assault ra mắt, dung lượng lên tới... 7 đĩa. Mà 7 nhân 7 là gần 50 nghìn Đồng rồi! Lại ngậm ngùi về góp tiền với mấy đứa bạn mua chung một bộ đĩa chia nhau cài.

Hồi đó đào đâu ra GTX 1080 với Core i7, giờ là sướng hơn bao nhiêu. Ngày xưa RAM 256MB, card đồ họa GeForce 2 đã là quá xịn, được cả lớp nể rồi. Nhưng lúc Far Cry ra mắt, chơi giật kinh khủng. Thế là lại phải mày mò từng mục của setting để tăng lên giảm xuống cho vừa với máy tính nhà mình, vừa phải đẹp mà vừa phải mượt cơ!

Không có những khoảnh khắc này, có ai dám tự nhận mình là một game thủ Việt?

Hồi đó mang được 2 nghìn Đồng ăn sáng còn thừa ra quán game ngồi Vice City một lát, chạy mấy nhiệm vụ rồi lúc khác chơi tiếp. Đang dở giữa chừng nhiệm vụ, đang gay cấn thì ngoài cửa có tiếng hô rất to: "Máy 21 hết giờ rồi nhé!" Tim lạc mất 1 nhịp. "Mình máy 21 mà?" Đành gào thật to: "Cô ơi cho cháu thêm 5 phút nữa thôi!" Ấy mới biết, không phải bố mẹ mà chính chủ quán net là người kiểm soát thời gian chơi game bá đạo nhất. Bảo đứng dậy là phải đứng, không chỉ có bị... xách tai!

"Đắng" hơn mấy ông đang chơi game thì hết giờ là những cậu bé chơi PS1. Ra quán gọi trò chơi ưa thích cày tiếp vì nhà không có máy, mở thẻ nhớ ra thì thấy trắng tinh. "Ơ kìa, hôm trước mình đánh dấu thẻ nhớ rồi mà, đâu mất rồi", quay sang máy bên cạnh thì đúng cái thẻ có dấu móng tay mình cào vào để đánh dấu! Thôi thế là lại chờ anh trai đá hết trận bóng rồi thỏ thẻ xin đổi thẻ nhớ, chứ Fan 8 đi lại từ đầu thì biết đến bao giờ?

Trên thực tế hầu hết các bậc cha mẹ đều cảm thấy không hài lòng khi con cái mình ngồi chơi game trên máy tính. Có một quan niệm đã tồn tại từ rất lâu rồi cho rằng chơi game rất dễ gây nghiện, mà đã nghiện cầy game rồi thì chắc chắn không còn tâm trí đâu để làm việc khác, điều này cũng đồng nghĩa với việc bỏ bê học hành. Chính vì lý do đó mà phụ huynh thường tìm mọi cách để ngăn cấm con cái mình chơi game, đặc biệt là game online bởi họ nghĩ rằng chơi game là vô bổ, lãng phí thời gian và rất dễ ảnh hưởng tới học hành. Đỉnh điểm là những lần bị bắt quả tang ngoài quán net. Giờ nghĩ lại vừa buồn cười vừa thương bố mẹ hơn nhiều.

Tưởng tượng cảnh chạy thẳng ra chợ, ném quả bom đập vào con gà nảy ra hướng ngách lớn rẽ sang cổng vòm, trúng 3 người, đang hăm hở cầm súng chạy ra bắn nốt số máu mà họ còn lại thì "BÙM!", anh bạn đồng đội vác AWP ra bắn ngay được một đối thủ, còn mình thì ăn bom mù (cũng chính của anh chàng đó ném ra) trắng tinh cả màn hình. Cảm giác vừa buồn cười vừa giận.

Ngày xưa thì chơi game quên save, giờ này thì phải đi đến đúng điểm checkpoint, game sẽ tự động save cho mình. Khổ nỗi không phải game nào khoảng cách giữa hai đoạn save cũng giống hệt nhau. Thế là nhiều lúc phải chơi cố đến đoạn save rồi đi ngủ. Nhưng trớ trêu hơn cả là đang chạy dở thì "phụt", mất điện! Cảm giác đang chơi dở mà mất điện còn bực hơn cả việc đang cày top thì đứt mạng.

Ngày xưa cuối tháng chỉ có duy nhất một mục tiêu: Ra sạp báo mua bằng được một tờ Thế Giới Game. Nhưng có hôm bị bố mẹ bắt ở nhà dọn dẹp rửa bát rồi mới cho tiền đi mua tạp chí. Ra đến nơi thì bà chủ sạp báo ái ngại lắc đầu: "Hết rồi con, thằng T. nó vừa mua cuốn cuối cùng". Lúc đó tôi mới biết, trong xóm cũng chẳng thiếu những đứa trẻ mê game, cũng chạy đua để có được số báo mới nhất mà họ quyết không cho ai mượn vì "Tao sợ rách gáy lắm".

Theo GameK