Valve cũng đã ngầm thừa nhận thực tế phũ phàng này thông qua bài viết được đăng tải trên trang chủ vào hôm 29/3 vừa qua. Mặc dù có vẻ như nhà phát triển vẫn chưa có ý định từ bỏ hoàn toàn Artifact, nhưng thật khó để fan hâm mộ tiếp tục đặt nhiều kỳ vọng vào tựa game.

Sắp tới, chúng tôi sẽ tập trung tuyệt đối vào việc giải quyết các vấn đề lớn hơn thay vì tiếp tục tung ra các bản updates”, Jeep Barnett, lập trình viên trong đội ngũ phát triển Artifact, phát biểu trong thông báo. “Trong khi chúng tôi dự định rằng tiến trình nghiên cứu và phát triển này sẽ tốn quãng thời gian đáng kể, chúng tôi cũng hào hứng khi đương đầu với thử thách này và sẽ trở lại với các bạn sớm nhất có thể khi chúng tôi sẵn sàng.

Sau nhiều tháng chờ đợi, Valve cuối cùng cũng đã lên tiếng về tình trạng của Artifact – sản phẩm mới nhất của họ được coi là Dota 2 trading-card game. Nhưng khi mà Valve vẫn còn chưa nhận được bất cứ thông tin tích cực nào thì lượng người chơi Artifact vẫn giảm dần theo thời gian.

Theo thống kê gần nhất của SteamCharts, lượng người chơi Artifact cùng thời điểm đạt đỉnh còn chưa chạm tới mốc 400. Ngay cả các nhà tổ chức giải đấu cùng nhiều tổ chức esports lớn tại Trung Quốc cũng đã tuyên bố từ bỏ game.

Tuy nhiên, ở thời đại mà streaming lên ngôi, thứ mà các nhà phát triển game quan tâm nhất lại là số lượng người xem – thứ mà Artifact đã không thể có được ở thời điểm hiện tại.

Được phát hành chính thức vào ngày 28/11 năm ngoái, trading-card game của Valve chưa bao giờ là một chủ đề “ăn khách” trên Twitch – nền tảng streaming game số một thế giới. Nguyên nhân được cho là trò chơi sở hữu gameplay quá phức tạp dẫn đến tình trạng “kén” người xem.

Trong những ngày đầu tiên xuất hiện trên thị trường, trung bình, Artifact thường có 8,300 người xem trên Twitch. Vào tháng 01/2019, trò chơi đã đánh mất 86% con số trên – và tăng lên 97.6% sau đó một tháng. Đến tháng 3 vừa rồi, chỉ còn một vài người (theo nghĩa đen) vẫn còn streaming nội dung này.

Những con số thống kê trong tuần đầu tiên của tháng 4 còn đáng buồn hơn thế. Chỉ có ba kênh – không bao giờ quá 10 – chuyên streaming Artifact. Vôn đã ít người  làm, con số này lại càng bị thu hẹp sau mỗi ngày.

Và rồi cái gì đến cũng phải đến, vào trưa nay (08/4), không có bất cứ cá nhân hay tổ chức nào streaming Artifact.

Tại thời điểm bài viết được đăng tải, hiện đang có bốn kênh (tiếng Anh/tiếng Nga) đang làm nội dung này và chỉ thu hút…27 người xem. Theo TwitchTracker, Artifact đang xếp thứ 682 trên BXH các nội dung thu hút nhất trên Twitch – gần như ngang hàng với Diablo và một tựa game lạ hoắc có tên là Tricky Towers.

Rất có thể tình trạng đáng báo động này sẽ lặp lại trong tương lai gần. Bởi lẽ, các Twitch streamers chỉ thu về được tối đa vài chục người xem và họ biết rằng mình sẽ không được chứng kiến bất cứ điều gì mới mẻ từ Artifact.

Đứng trước hoàn cảnh hiện tại, nếu như Valve có thể xoay chuyển cục diện của Artifact thì đúng là phép màu! Nhưng có một điều chắc chắn là Dota 2 trading-card game sẽ chỉ “lột xác” nếu như tránh xa concept hiện tại mà Artifact đang sở hữu.

ABC (Theo VPEsports)