Thảm họa hạt nhân mới bộc lộ ở Nhật còn lớn hơn nhiều thảm họa Chernobyl và có thể viết lại thang bậc quốc tế được dùng để đo độ nghiêm trọng của các tai nạn hạt nhân, một chuyên gia Nga cho biết.
Các samurai Fukushima sắp chết?
Thủ tướng Nhật yêu cầu bỏ nhà máy Fukushima
Đo phóng xạ trong không khí
"Chernobyl là một vụ nổ bom bẩn. Quả bom bẩn tiếp theo là Fukushima và nó sẽ gây tổn thất lớn hơn nhiều về mặt con người và kinh tế", Natalia Mironova, một kỹ sư về nhiệt động lực, người trở thành nhà hoạt động phản đối hạt nhân hàng đầu ở Nga sau tai nạn tại lò phản ứng do Liên Xô xây tại Ukraine năm 1986, nhận xét.
Theo một báo cáo hồi 2005 của các cơ quan LHQ gồm cả Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Chernobyl là tai nạn trầm trọng nhất trong lịch sử ngành điện hạt nhân, xếp thứ 7 trong thang các sự kiện hạt nhân quốc tế (INES).
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng đang tiếp diễn ở Nhật - nảy sinh do động đất mạnh và tiếp đó là sóng thần cách đây 3 tuần, thậm chí còn cao hơn trong thang bậc INES, Mironova nói.
"Chernobyl ở bậc 7 và nhà máy này chỉ có 1 lò phản ứng, khủng
hoảng chỉ kéo dài hai tuần. Trong khi đó, tình hình rò rỉ phóng xạ ở Nhật đã kéo
dài 3 tuần, và có tới 4 lò phản ứng đang trong tình trạng vô cùng nguy hiểm", nữ
chuyên gia Nga nhận xét.
Cơ quan an toàn hạt nhân Nhật hiện vẫn giữ đánh giá tai nạn tại Fukushima ở mức 4 trong khi cơ quan giám sát của Pháp đã nâng nó lên mức 6.
Số người thiệt mạng trong thảm họa Chernobyl là một chủ đề được nhiều người tranh cãi. Các cơ quan của Liên Hợp Quốc nói, có tới 9.000 người có thể chết do hậu quả trực tiếp của tai nạn và thảm họa này gây thiệt hại hàng trăm tỷ USD. Các nhóm môi trường như Hòa bình Xanh cho rằng tới 100.000 người có thể chết.
Mironova hiện đang đi Mỹ cùng các nhà hoạt động chống hạt nhân khác của Nga gồm cả Tatiana Muchamedyarova và Natalia Manzurova, các công nhân vệ sinh khẩn cấp và khôi phục tại Chernobyl. Theo kế hoạch, chuyến thăm của họ trùng với ngày kỷ niệm 25 năm thảm họa Chernobyl - 26/4/1986. Tuy nhiên, khi thảm họa ở Nhật xảy ra, Mironova và các đồng nghiệp đã viết lại các bài phát biểu, so sánh thảm họa Chernobyl với Fukushima
Hoài Linh (Theo SMH, ST)