Thông tin bước đầu về quá trình kiểm tra chuỗi siêu thị Con Cưng cho thấy, đến thời điểm hiện tại không phát hiện vi phạm trong kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

Thông tin bước đầu về kết quả làm việc của Đoàn kiểm tra (Bộ Công Thương) khi kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thương mại, cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Công ty cổ phần Con Cưng (Con Cưng) khi có thông tin một khách hàng cho rằng doanh nghiệp này cắt tem nhãn sản phẩm.

Cụ thể, về nguyên liệu và nguồn gốc của bộ quần áo trẻ em mã CF G127011 - sản phẩm bị nghi ngờ "có vấn đề" về xuất xứ, tức trên mác để xuất xứ Thái Lan nhưng một khách hàng lại cáo buộc không phải xuất xứ Thái Lan, theo thông tin của Đoàn kiểm tra, Con Cưng trực tiếp nhập khẩu hàng hóa và hàng hóa nhập khẩu được sản xuất tại Thái Lan. Hồ sơ nhập khẩu hợp lệ theo các quy định của pháp luật về thủ tục hàng hóa nhập khẩu.

Đồng thời, Con Cưng có thực hiện 1 Chương trình thu hồi đối với sản phẩm Bộ thun bé gái dài CF G127011. Đây không phải là một Chương trình thu hồi hàng hóa khuyết tật mà là một Chương trình do Công ty tự nguyện thực hiện nhằm tránh gây hiểu lầm cho người tiêu dùng về việc thay/gắn nhãn hàng hóa.

Kết quả kiểm tra, xác minh hồ sơ từ các cơ quan chức năng có liên quan cho thấy, không có chuyện Con Cưng bán hàng giả xuất xứ Thái Lan.

{keywords}
 

Về việc chấp hành pháp luật về nguồn gốc xuất xứ hàng hoá như Con Cưng đã trình bày, với mỗi lô hàng nhập khẩu, Công ty chỉ có 1 bộ chứng từ gốc và lưu giữ tại văn phòng Công ty, trong khi hàng hóa của cùng một lô hàng được bán tại hơn 300 cửa hàng trên toàn quốc. Vì vậy, khi cơ quan Quản lý thị trường thực hiện kiểm tra đồng loạt trên các cửa hàng tại cùng một thời điểm, Công ty không thể xuất trình ngay được bản gốc bộ chứng từ nhập khẩu. Vì thế, nội dung cáo buộc Con Cưng bán hàng không có hoá đơn chứng từ cũng không chính xác.

Đoàn kiểm tra Bộ Công Thương cũng đã xác nhận việc xuất trình chậm hóa đơn, chứng từ có liên quan đến hàng hóa nhập khẩu của Công ty là trường hợp bất khả kháng và phù hợp với tình hình thực tiễn, đồng thời biên bản làm việc có nêu rõ, đến thời điểm hiện tại, các chứng từ nhập khẩu hàng hóa bao gồm hợp đồng thương mại, invoice, chứng nhận xuất xứ, vận đơn, chứng từ thanh toán ngân hàng, công bố sản phẩm, tờ khai nhập khẩu đều đúng các quy định pháp luật về thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Đoàn kiểm tra không phát hiện vi phạm trong kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

Về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa kiểm tra thực tế, tất cả các hàng hóa được lấy để kiểm tra đều có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Riêng đối với sản phẩm kem massage bụng TiTiONE sử dụng nhãn giấy dán mang nội dung khác đè lên nhãn gốc in trên sản phẩm, Đoàn kiểm tra đã làm việc với Công ty TNHH Mỹ phẩm TiTiOne. Công ty xuất trình Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với mã số doanh nghiệp 1500452743 trùng với Công ty TNHH G&C”. Đồng thời, Đoàn kiểm tra cũng ghi nhận nội dung giải trình của Công ty TNHH Mỹ phẩm TiTiOne: “việc dán đè nhãn giấy với tên Công ty TiTiOne để che lấp tên Công ty TNHH G&C không phải để nhằm mục đích gian lận về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa".

Tương tự, về hồ sơ công bố, tự công bố của các sản phẩm được kiểm tra đều phù hợp và đúng thẩm quyền. Đoàn kiểm tra không phát hiện sản phẩm hết hạn sử dụng trong các sản phẩm được lựa chọn kiểm tra.

Việc chấp hành pháp luật về ghi nhãn hàng hóa, hầu hết các sản phẩm được kiểm tra có nhãn hàng hóa theo đúng quy định của pháp luật. Một số nhãn hàng có sai sót về nội dung trên nhãn như chưa ghi đầy đủ thông tin theo quy định, ngôn ngữ thể hiện chưa đúng. Ví dụ: “Made in Vietnam” thay vì “Sản xuất tại Việt Nam” hoặc sản phẩm ghi nội dung “Xuất xứ: USA” thay vì “Xuất xứ: Mỹ”. 

Việc chấp hành pháp luật về xúc tiến thương mại, Con Cưng có một số chương trình khuyến mãi có thiếu sót trong khi thực hiện. Tuy nhiên, việc chấp hành pháp luật thương mại điện tử, Đoàn kiểm tra đã kết luận Công ty chỉ bán trực tiếp sản phẩm của Công ty, không tiến hành cung cấp dịch vụ thương mại điện tử. Ngoài ra, Con Cưng cũng mắc phải một số sai sót trong quá trình vận hành hệ thống và quản trị website thương mại điện tử.

Vụ lùm xùm về Công ty cổ phần Con Cưng bắt đầu diễn ra vào khoảng giữa tháng 7, xuất phát từ việc một khách hàng một mức cáo buộc doanh nghiệp này làm giả nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Ngay sau đó, Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM vào cuộc kiểm tra đồng loạt tại chuỗi siêu thị Con Cưng.

Tâm An

Tạm giữ hàng ngàn sản phẩm đáng ngờ của hệ thống Con Cưng

Tạm giữ hàng ngàn sản phẩm đáng ngờ của hệ thống Con Cưng

Chi Cục Quản lý Thị trường TP.HCM vừa báo cáo nhanh kết quả kiểm tra 3 cửa hàng trong hệ thống siêu thị Con Cưng. Theo đó, có hơn 3.500 sản phẩm trị giá khoảng 450 triệu đồng đã bị tạm giữ.

Đồng loạt kiểm tra siêu thị Con Cưng: Lộ nhiều dấu hiệu đáng ngờ

Đồng loạt kiểm tra siêu thị Con Cưng: Lộ nhiều dấu hiệu đáng ngờ

Đại diện Cục quản lý thị trường, Bộ Công Thương đã chỉ đạo tiến hành điều tra vụ việc Con Cưng bị tố cắt nhãn mác cũ, thay vào đó là mác “Made in Thailand”.

Chợ điện tử 'có tiếng' công khai bán hàng giả, hàng nhái

Chợ điện tử 'có tiếng' công khai bán hàng giả, hàng nhái

Chưa bao giờ xu hướng thương mại điện tử nở rộ như hiện nay. Chỉ cần vài trăm đến một triệu, người tiêu dùng đã có ngay giày Adidas, túi Chanel, đồng hồ Rolex,... trên các chợ điện tử như Sendo, Lazada, Shopee...